Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Công ty Cát Thái. Ảnh: N.Hiền 20.000 hộ tiềm năng lên doanh nghiệp ngay trong năm 2017
Ông Lê Duy Minh,ếtliệthỗtrợhộkinhdoanhchuyểnđổilêndoanhnghiệlịch thi đấu thụy sĩ Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, theo dữ liệu của Cục Thuế TP.HCM, hiện thành phố có 36.726 hộ kinh doanh cá thể có tiềm năng phát triển lên doanh nghiệp trong thời gian tới. Trong số này, khoảng 20.000 hộ có thể phát triển lên doanh nghiệp ngay trong năm 2017.
Số liệu này được cơ quan Thuế phân chia theo tiêu chí doanh thu ở địa bàn khác nhau gồm số hộ có doanh thu trên 100 triệu/tháng ở những quận trung tâm như: Quận 1, 2, 7, Bình Thạnh... và một số hộ quận vùng ven còn lại có doanh thu 50 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, số liệu của cơ quan Thuế cho thấy, hiện thành phố có 442 hộ kinh doanh có quy mô trên 10 lao động; 14.821 hộ có sử dụng hóa đơn. Đặc biệt, trong số này có nhiều hộ có quy mô rất lớn. Điển hình như hệ thống Như Lan có doanh thu xuất hóa đơn lên tới 30-40 tỷ đồng mỗi năm. Số thuế khoán dành cho đơn vị này cũng lên tới 300-350 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, câu hỏi mà hầu hết các hộ kinh doanh đều đặt ra hiện nay là họ sẽ được lợi gì khi chuyển đổi lên doanh nghiệp? Trả lời cho câu hỏi này, ông Minh khẳng định chắc chắn doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp được quyền kinh doanh hợp pháp nhiều lĩnh vực; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng qua đó giúp tăng uy tín. Doanh nghiệp cũng được kê khai thuế khấu trừ, dễ dàng kiểm soát chi phí và doanh thu, dễ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, nếu làm ăn thua lỗ thì không phải đóng thuế…
Hiện nay, để đảm bảo đạt chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp đã đề ra, các sở, ban ngành tại TP.HCM đang đẩy mạnh vận động, tuyên truyền có hộ kinh doanh có quy mô lớn chuyển đổi lên doanh nghiệp. Song song đó, các cơ quan cũng tạo sự thông thoáng, dễ dàng trong thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian chấm dứt hộ kinh doanh trong 2 ngày làm việc, xem xét cấp lại giấy phép kinh doanh trong 2 ngày, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong 1 ngày. Thành phố cũng hỗ trợ toàn bộ lệ phí mà hộ kinh doanh phải nộp khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp và các giấy phép kinh doanh có điều kiện lần đầu.
Mũi nhọn công nghiệp hỗ trợ
Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cũng cho biết, thời gian tới đơn vị sẽ triển khai những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh để phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tham gia sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Bởi thực tiến đã khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đối với nên kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP.HCM chủ yếu do doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện, dẫn tới sự phát triển của ngành này chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân là do công nghiệp sản xuất các loại nguyên vật liệu như phôi thép, thép kỹ thuật, hạt nhựa, xơ sợi… kém phát triển, phụ thuộc nhập khẩu đã khiến các doanh nghiệp sản xuất không chủ động được nguồn, giá thành nhập khẩu cao và dễ gặp các rủi ro trong thanh toán, giao nhận, vận chuyển…
Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp nội địa hạn chế về nguồn lực , sử dụng công nghê, thiết bị lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Mối liên kết giữa nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh với các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ, giữa các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ với nhau và giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa còn yếu cũng là nguyên nhân dẫn tới sự kém phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ.
Ngoài ra, tỷ lệ nội địa hóa thấp, trình độ công nghệ chưa cao, chưa làm chủ được quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra, do đó chưa chủ động tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị sản phẩm. Trong khi đó, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng theo nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ của thành phố…
Trước những khó khăn, hạn chế như trên, ông Phương cho hay thời gian tới ngành Công Thương sẽ tăng cường triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của thành phố, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Đồng thời, đơn vị cũng chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng để thu hút đầu tư. Cụ thể, thành phố đã triển khai xây dựng nhà xưởng cao tầng tại các KCN; song song đó điều chỉnh quy hoạch, dành khoảng 500 ha đất trong giai đoạn 2016-2020 để thành lập các khu – cụm công nghiệp, trung tâm giao dịch chuyên về công nghiệp hỗ trợ.
Thành phố cũng đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp có thông tin về nguồn cung, nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để kết nối giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết, mục tiêu của TP.HCM trong năm 2017 là phát triển thêm 50.000 doanh nghiệp. Đây là mục tiêu áp lực đòi hỏi việc thực hiện phải đồng bộ, quyết liệt. Theo số liệu của Sở Kế hoạch - đầu tư, trong năm 2014, TP.HCM phát triển 25.000 doanh nghiệp, năm 2015 con số này tăng lên 31.000 doanh nghiệp và đạt tới 36.300 doanh nghiệp trong năm 2016. Đây đều là các doanh nghiệp thành lập mới từ nguồn tự nhiên. Dự kiến trong năm 2017 số doanh nghiệp mới khoảng 40.000 đến 43.000 doanh nghiệp. Con số này cùng với khoảng 20.000 doanh nghiệp phát triển từ các hộ kinh doanh sẽ giúp thành phố thành lập được 60.000 doanh nghiệp trong năm nay. “Sự phát triển này sẽ không chạy theo số liệu mà còn cần chú trọng cả về chất lượng, hiệu quả và sự bền vững” – ông Liêm nói.
| |