Hiện nay,ểnsinhNhiềungànhmớivàphươngthứctuyểnmớtỷ số các trận đấu ngoại hạng anh mùa tuyển sinh năm 2020 đã bắt đầu sôi động với việc nhiều trường đại học trên cả nước công bố đề án, phương án tuyển sinh. Hầu hết các trường đều bổ sung các ngành học mới, phương thức tuyển sinh mới để thu hút thí sinh. Điều quan trọng là mỗi trường phải có tầm nhìn, chiến lược riêng và phải xây dựng cho mình một phân khúc đào tạo, chất lượng khác nhau thì mới có thể cạnh tranh lành mạnh và phát triển. Năm nay các trường đại học đã công bố trung bình mỗi trường mở thêm từ 2-3 ngành học mới, có trường mở thêm cả chục ngành mới. Trong đó, nhóm ngành được các trường ưu tiên mở nhiều nhất hầu hết đều hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những ngành mà nhu cầu xã hội cần. Đơn cử như Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến mở thêm 17 ngành học mới, trong đó có nhiều ngành học liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như giải quyết các vấn đề nóng của xã hội hiện nay như: Khoa học dữ liệu, kỹ thuật điện tử và tin học; Khoa học và công nghệ thực phẩm, công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường... Đại học Giao thông Vận tải dự kiến tuyển sinh 3 ngành mới: Quản trị du lịch, Logistics và Kiến trúc. Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tuyển sinh 5 ngành mới, gồm: Marketing - Truyền thông; Quản trị khách sạn; Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng; Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; Sinh học ứng dụng. Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mở thêm 5 ngành đào tạo chất lượng cao trong đó có chuyên ngành kỹ thuật robot... “Dựa trên đặc điểm là nhu cầu của thị trường và quá trình đào tạo, chúng tôi bổ sung thêm 3 chương trình đào tạo bằng tiến Anh để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên trong những năm vừa qua là các em có xu hướng đăng ký tham gia và có nguyện vọng học các chương trình bằng tiếng Anh rất là lớn, cụ thể là chương trình Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế, Kinh tế học tài chính. Ngoài ra còn 4 ngành mới rất hot trong giai đoạn vừa qua và đến hiện nay vẫn như vậy”, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết. Điểm chung có thể nhận thấy trong đề án tuyển sinh một số trường đại học là tăng cường thêm phương thức tuyển sinh mới bên cạnh phương thức truyền thống. Đồng thời điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm kỳ thi THPT quốc gia. Ông Lê Hiếu Học, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Phenikaa cho biết, nhà trường vẫn áp dụng 3 phương thức, xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2020 và xét tuyển theo kết quả học bạ. Thế nhưng mà tỷ lệ, cơ cấu giữa mỗi hình thức xét tuyển đấy thì chúng tôi có sự điều chỉnh. “Nếu như năm ngoái và những năm trước thì chúng tôi xét tuyển theo kết quả học bạ thì tỷ lệ nhiều hơn thì năm nay chúng tôi tăng tỷ lệ xét tuyển thẳng và xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. Chúng tôi cũng bổ sung thêm việc xét tuyển đối với các đối tượng các em học sinh có các chứng chỉ quốc tế ví dụ IELTS, A levels, hoặc các kỳ thi chuẩn hóa SAT”, ông Lê Hiếu Học cho biết. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, việc các trường đại học mở thêm các ngành học mới đáp ứng nhu cầu của người học và mở rộng nhiều hình thức tuyển sinh thể hiện quyền tự chủ của các trường, tăng cơ hội trúng tuyển của thí sinh. Nhưng mặt khác cũng cho thấy các trường đang lo lắng về thiếu nguồn tuyển do sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các trường đại học với hệ thống các trường nghề, giữa giáo dục đại học trong nước và nước ngoài. Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, tâm lý chọn trường, chọn ngành của học sinh hiện nay đang có sự thay đổi, nên cũng khó đảm bảo các trường đại học có thể tuyển đủ chỉ tiêu dù mở ngành mới và mở rộng hình thức xét tuyển. “Có một điều tôi cảm nhận thấy rằng, những năm gần đây người học không cố học bằng mọi cách. Trước kia thì cố vào đại học bằng mọi cách, cách nào cũng được: xét tuyển rồi thi tuyển, nhưng hiện nay người ta nhìn vào việc đầu ra, xem công việc đó, ngành nghề đó ra trường ra trường có đảm bảo sẵn sàng có việc làm hay không. Vì vậy, đôi khi nếu chúng ta làm không khéo thì chúng ta vẫn không thu được người học”, ông Trần Văn Tớp nói. Việc các trường ồ ạt mở ngành cũng dẫn đến những lo ngại việc có quá nhiều trường đua nhau mở một vài ngành “hot” sẽ dẫn tới thị trường nhân lực bị bão hòa. Cộng với tâm lý đám đông khiến nhiều phụ huynh muốn cho con học những ngành dễ xin việc mà quên rằng sau thời gian phát triển thì sẽ có hiện tượng chững lại, thậm chí rơi vào cảnh “thiếu đầu vào, thừa đầu ra”. Vì vậy, điều quan trọng là mỗi trường phải có tầm nhìn, chiến lược riêng và phải xây dựng cho mình một phân khúc đào tạo, chất lượng khác nhau thì mới có thể cạnh tranh lành mạnh và phát triển. Theo VOV |