您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kèo u23 châu a hôm nay】Các bộ, ngành và doanh nghiệp cam kết chung tay “giải cứu” thịt lợn 正文

【kèo u23 châu a hôm nay】Các bộ, ngành và doanh nghiệp cam kết chung tay “giải cứu” thịt lợn

时间:2025-01-10 19:52:09 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Các bộ, ngành và nhiều tổ chức đã, đang và sẽ cam kết cùng chung tay "giải cứu" ngành chăn nuôi lợn. kèo u23 châu a hôm nay

cac bo nganh va doanh nghiep cam ket chung tay giai cuu thit lon

Các bộ, ngành và nhiều tổ chức đã, đang và sẽ cam kết cùng chung tay "giải cứu" ngành chăn nuôi lợn. Ảnh: Internet

Chiều ngày 28/4, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã chủ trì cuộc họp bàn về các giải pháp ổn định phát triển thị trường chăn nuôi lợn.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, trong 15 năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam đã luôn đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 5-6%/năm: Sản lượng thịt tăng khoảng 3 lần; sản lượng sữa tươi tăng 15,4 lần; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 4,3 lần; thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng 5,4 lần, đứng đầu các nước ASEAN…

“Không có nước nào có tốc độ tăng trưởng thực phẩm nhanh đến thế”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Chính vì thế, Bộ NN&PTNT đã lấy ý kiến và trình Chính phủ nhiều giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho ngành chăn nuôi như: Rà soát lại quy mô sản xuất, tổ chức lại sản xuất, tạo thành các chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến tiêu thụ…

Trong đó, vào sáng nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có cuộc họp với Bộ NN&PTNT về vấn đề này. Chính phủ đã đi đến thống nhất 2 biện pháp trung hạn là: tạm dừng tạm nhập, tái xuất sản phẩm thịt và phủ tạng từ bên ngoài qua Việt Nam vào thị trường các nước trong khu vực; chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tập trung công tác tín dụng cho đối tượng chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Đặc biệt, cùng với những giải pháp căn cơ nêu trên, trong trước mắt, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã bày tỏ mong muốn các bộ, ngành như Công Thương, Quân đội, Công an cùng các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và các DN chung tay “giải cứu” ngành chăn nuôi lợn.

Hưởng ứng lời kêu gọi này, đại diện lãnh đạo của Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) và Bộ Công an đã đưa ra cam kết sẽ thực hiện các biện pháp để đưa thịt lợn vào bữa ăn của lực lượng trên toàn quốc, phấn đấu số lượng tiêu thụ trong toàn quân lên tới hàng nghìn tấn một tháng để ủng hộ người nông dân.

Đồng tình những giải pháp mà Bộ NN&PTNT đưa ra, ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết đang kết nối với Hiệp hội doanh nhân trẻ Việt Nam để đưa thịt lợn vào bữa ăn của công nhân.

Theo ông Tuấn, Hiệp hội này hiện có 225 DN, với hơn 120.000 công nhân, nếu mỗi người sử dụng 0,5 kg thịt/ngày thì có thể tiêu thụ được 60 tấn/ngày. Việc này cũng đang được giới chủ của Hiệp hội doanh nhân trẻ Việt Nam đồng tình ủng hộ cao.

Bên cạnh đó, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng cho rằng, giới thanh niên có nhiều kinh nghiệm “giải cứu” nông sản trong 3 năm gần đây nên có thể giúp ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, việc “giải cứu” thịt lợn mới làm lần đầu nên chưa tìm ra phương thức lưu trữ, vận chuyển và tiêu thụ. Vì thế, ông Nguyễn Anh Tuấn hy vọng sẽ có đơn vị, tổ chức đứng ra làm nhiệm vụ giết mổ, cấp đông, các Đoàn viên thanh niên có thể tổ chức vận chuyển hàng đến người tiêu dùng miễn phí.

Về phía DN, tại cuộc họp, đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho hay, DN này đã ngừng bán thịt lợn ra thị trường mà tổ chức giết mổ để cho vào kho lạnh chế biến dần, nhằm dành thị trường cho bà con nông dân tiêu thụ. Tuy nhiên, giải pháp này cũng chỉ có hạn nên DN này mong muốn các bộ, ngành sớm có giải pháp khắc phục.

“Các cơ quan Nhà nước, Chính phủ nên có chỉ đạo các ngân hàng có chính sách khoanh nợ, giãn nợ cho các DN, hộ kinh doanh ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Bởi các DN, hộ kinh doanh này vốn tự có không nhiều nên chủ yếu phải vay từ ngân hàng”, đại diện Công ty Dabaco kiến nghị.

Trước sự ủng hộ và cam kết chung tay vào cuộc của các cơ quan liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định sẽ tập trung và đẩy nhanh xử lý quyết liệt vấn đề này với mục tiêu để ngành chăn nuôi phát triển theo chuỗi liên kết hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng kêu gọi công tác tuyên truyền cần mạnh mẽ hơn, hướng người dân tới tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhưng giai đoạn này sẽ là “người Việt Nam ưu tiên dùng thịt lợn Việt Nam”.