当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhận định bóng đá y】Tìm giải pháp chống hàng giả, hàng nhái (Kỳ II) 正文

【nhận định bóng đá y】Tìm giải pháp chống hàng giả, hàng nhái (Kỳ II)

来源:88Point   作者:La liga   时间:2025-01-25 23:19:00

Kỳ II: Doanh nghiệp và cơ quan chức năng cùng vào cuộc

Tìm giải pháp chống hàng giả,ìmgiảiphápchốnghànggiảhàngnháiKỳ<strong>nhận định bóng đá y</strong> hàng nhái (Kỳ II)
DN và cơ quan chức năng cùng hợp tác chống hàng giả

Tự cứu mình

Ông Mai Hòa Việt - Trưởng ban An ninh và bảo vệ SHTT Công ty Unilever Việt Nam - cho biết: một số sản phẩm như bột ngọt, kem đánh răng PS, bột giặt OMO, dầu gội đầu của Unilever bị làm giả… Để chống hàng giả, công ty đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng và cung cấp thông tin về tình trạng hàng bị làm giả, cách nhận biết hàng thật - hàng giả; sẵn sàng hỗ trợ ngân sách, sát cánh cùng các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm.

Theo ông Nguyễn Lộc - Tổng giám đốc Công ty Cadivi, công ty đã chủ động thực hiện các biện pháp chống hàng giả thông qua việc không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ, đăng ký và sử dụng tem hợp quy, tem chống hàng giả, mã số, vạch; sử dụng các phụ liệu, nhãn mác được chế tạo tinh xảo nhằm tạo rào cản kỹ thuật khó bắt chước; công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa...

Với sản phẩm máy tính Casino, Công ty Xuất nhập khẩu Bình Tây đã dùng tem chống giả dán trên sản phẩm, ngoài ra tại các điểm bán đều có thông báo khuyến cáo về tình trạng hàng giả mạo và có phương tiện để khách hàng đối chứng.

Ông Nguyễn Viết Hồng - Tổng giám đốc Công ty CP phát triển khoa học công nghệ Vina CHG - chia sẻ, hiện có khoảng 500 DN là khách hàng dùng tem của công ty để chống hàng giả, hàng nhái. Bằng công nghệ hiện đại, những con tem dán trên sản phẩm có nhiều đặc điểm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết hàng thật - hàng giả và con tem này khó bị làm giả.

Hợp tác chống hàng giả

Hiện nay, một số DN có vốn đầu tư nước ngoài khi hàng hóa bị làm giả đã chi hàng tỷ đồng và tích cực hợp tác với báo chí, cơ quan chức năng để triệt phá. Tuy vậy, nhiều DN, nhất là những đơn vị sản xuất hàng hóa trong nước lại chọn giải pháp “tự thủ” khi giấu nhẹm các thông tin sản phẩm bị làm giả. Đơn cử, một DN may quần áo thời trang nổi tiếng ở TP.Hồ Chí Minh luôn bị làm giả, nhái thương hiệu, khi bắt quả tang đối tượng và tang vật vi phạm, các cơ quan chức năng mời đến để xác minh, song năm lần bảy lượt họ vẫn không đến.

Việc điều tra, phát hiện và truy thu hàng giả, hàng nhái rất tốn kém, trong khi tình hình sản phẩm bị làm giả lại không giảm, khiến nhà sản xuất nản lòng. Theo một DN sản xuất thực phẩm chức năng ở Đồng Nai, do khâu kiểm tra, khiếu nại, xét xử ở tòa án đối với tội phạm hàng giả, hàng nhái hiện nay rất dài dòng, có vụ kéo dài cả năm vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Một DN kinh doanh gas ở TP.Hồ Chí Minh kể, trong một hội nghị về hàng gian, hàng giả, DN này phản ánh tình trạng cơ quan chức năng ở một tỉnh thiếu sự quyết liệt trong khâu kiểm tra, xử lý gas dởm. Sau hội nghị, điều DN nhận được không phải là sự quyết liệt trong kiểm tra, phát hiện gas nhái nhãn hiệu mà thay vào đó liên tục bị kiểm tra về điều kiện kinh doanh, an toàn cháy nổ… Kể từ đó, khi nói đến cơ quan chức năng liên quan đến hàng gian, hàng giả là DN này sơ!.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - thừa nhận, sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng chống hàng giả, hàng nhái chưa đồng bộ, nhuần nhuyễn, thậm chí nhiều khâu còn chồng chéo. Ông Hùng cho rằng, ngoài tăng cường kiểm tra của cơ quan chức năng, các nhà sản xuất cần thấy cái lợi sâu xa hơn để hợp tác điều tra, xử lý triệt để những đối tượng phạm pháp.

Ở Việt Nam hiện có 2 hiệp hội chống hàng giả là VATAP và Hiệp hội chống hàng giả các công ty nước ngoài (VACIP). Mỗi năm 2 cơ quan này giải quyết hàng ngàn vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về hàng hóa. Tuy vậy, việc giải quyết này là đuối sức và không hiệu quả khi thị trường nhìn đâu cũng thấy hàng giả, hàng nhái.
TIN LIÊN QUAN
Tìm giải pháp chống hàng giả, hàng nhái (Kỳ I)

标签:

责任编辑:Thể thao