当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【giá kèo bóng đá】Hàng tỷ USD vẫn hướng đến các startup Việt Nam

Vốn vẫn đổ về nhưng startup Việt Nam phải xoay trục để thích ứng với Covid-19
Tìm lối đi cho startup thời Covid-19
Giấc mơ 10 "kỳ lân" startup
Hàng tỷ USD vẫn hướng đến các startup Việt Nam
Startup Mio vừa gọi thành công 8 triệu USD trong vòng series A từ Jungle Ventures.

Tinh thần khởi nghiệp vẫn dâng cao

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2021, hơn 1,5 tỷ USD vốn đã được rót vào các dự án khởi nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt dịch vụ công nghệ. Nhờ đó, Việt Nam được thăng hạng, lên xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam xếp hạng 59/100 quốc gia. Hệ sinh thái TPHCM tăng 46 bậc, xếp vị trí 179, Hà Nội tăng 5 bậc lên vị trí 191.

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore.

Không chỉ năm 2021, trên thực tế, ngay trong những ngày đầu năm 2022, cộng đồng khởi nghiệp của Việt Nam đã liên tiếp đón nhận nhiều tin vui. Mới đây, startup Mio - sàn thương mại về mua bán hàng hóa nông sản và hàng tiêu dùng nhanh cho các thành phố - vừa gọi được 8 triệu USD trong vòng series A từ Jungle Ventures. Đại diện dự án khởi nghiệp này cho biết sẽ sử dụng nguồn vốn mới để mở rộng phạm vi hoạt động của trung tâm phân phối, cải tiến vận hành, vận tải và chuỗi cung ứng.

Tương tự, FoodHub.vn - ứng dụng cung cấp dịch vụ thực phẩm sạch – cũng vừa được NextTech và Quỹ đầu tư Next100 đầu tư 500.000 USD để phát triển hệ sinh thái dịch vụ thực phẩm sạch đến tận nhà. Nói về lý do đầu tư, đại diện của NextTech chia sẻ, ứng dụng này đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai, nên không chỉ hỗ trợ về nguồn vốn, NextTech còn đóng vai trò là nhà tư vấn chiến lược dựa trên hệ sinh thái xoay quanh thương mại điện tử, giúp Foodhub có thể nhanh chóng mở rộng ở tất cả thành phố lớn trên toàn quốc.

Mới đây, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 đã công bố thông tin vừa huy động thành công khoản vay 10 triệu USD, tương đương 230 tỷ đồng từ tổ chức tài chính quốc tế Lendable Group – một tổ chức cho vay có trụ sở ở London, Anh Quốc. Với sự hỗ trợ tài chính này, F88 kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc mở rộng mạng lưới, chuyển đổi kỹ thuật số và đầu tư vào nguồn nhân lực để đảm bảo các sản phẩm dịch vụ của họ tiếp cận tối đa những người đang có nhu cầu tín dụng tài chính nhưng chưa được hỗ trợ.

Với những thông tin như trên, các chuyên gia và doanh nghiệp đều đánh giá cao về tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân, doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, các cơ quan quản lý cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Cơ chế mới cho những thử nghiệm mới

Mặc dù có nhiều thành công hơn, nhưng đánh giá một cách khái quát, bà Đỗ Nguyễn Khánh Linh, thành viên Hội đồng Tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam thuộc Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia cho rằng, còn nhiều nguồn lực, thế mạnh của Việt Nam đang bị bỏ ngỏ; bên cạnh đó, nhiều dự án khởi nghiệp chưa thấy được sự khác biệt rõ ràng với các sản phẩm hay các dự án khác tương tự đang có trên thị trường. Thậm chí, nhiều dự án vẫn chưa tính toán kỹ về tài chính, hoặc lượng doanh thu…

Ngoài ra, ông Nguyễn Tiến Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kankyo Việt Nam chia sẻ, có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp bị thất bại vì không có sự tinh gọn, trong sạch trong hoạt động kinh doanh ở giai đoạn ban đầu. Điển hình là thất bại của Vu Food, We Fit… do không tinh gọn được quy trình sản xuất, kinh doanh. Vì thế, vị này cho rằng, các dự án khởi nghiệp cần đặt các yếu tố về tinh gọn lên hàng đầu, từ đó sẽ tạo ra những tiền đề nhằm đem đến những giá trị tốt hơn cho cộng đồng, xã hội.

Đặc biệt, trước tác động của đại dịch, các doanh nghiệp khởi nghiệp lại càng gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát của Youth Co: Lab (chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc - UNDP Việt Nam), 92% doanh nhân trẻ ở châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Tại Việt Nam, hầu hết công ty khởi nghiệp bị tác động do thanh niên lãnh đạo đều không chuẩn bị cho những biến động mạnh của thị trường, 62% phải vật lộn với tình trạng đình trệ sản xuất và sụt giảm khách hàng do dịch bệnh.

Từ những vấn đề còn vướng mắc như trên, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp đang cần cơ chế mới cho các mô hình mới, các cơ quan chức năng cần các cơ chế mở đường cho các sáng kiến công nghệ mới, Chính phủ phải là nơi đầu tiên sử dụng các sáng kiến công nghệ mới này trong các chương trình mua sắm công. Cùng với đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng cần sớm triển khai thử nghiệm các sàn giao dịch gọi vốn cho các startup không đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mặt khác, cộng đồng khởi nghiệp cần liên kết, thiết lập thành mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia, tăng cường kết nối với các quỹ đầu tư, cộng đồng khởi nghiệp quốc tế…

分享到: