Thời chống Pháp, Cà Mau là “chiếc nôi” của báo chí cách mạng. Từ năm 1930, đồng chí Lâm Thành Mậu, nguyên Bí thư chi bộ đầu tiên của Ðảng bộ Cà Mau đã viết báo, làm thơ để vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của quân thù. Năm 1936-1937, Phan Ngọc Hiển, nhà giáo, nhà báo mà những bài viết của ông đến bây giờ còn sáng ngời ánh thép.* Trích phát biểu của Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp, Chi hội Văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau, tại buổi họp mặt Thời chống Pháp, Cà Mau là “chiếc nôi” của báo chí cách mạng. Từ năm 1930, đồng chí Lâm Thành Mậu, nguyên Bí thư chi bộ đầu tiên của Ðảng bộ Cà Mau đã viết báo, làm thơ để vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của quân thù. Năm 1936-1937, Phan Ngọc Hiển, nhà giáo, nhà báo mà những bài viết của ông đến bây giờ còn sáng ngời ánh thép. Năm 1949, Ðài Phát thanh Tiếng nói Nam Bộ về đóng ở Thới Bình, Ðầm Dơi; phòng bá âm của đài dừng kín bằng lá dừa nước, trước khi vào phòng đọc và ca hát phải un khói cho bớt muỗi; chỉ phát thanh trực tiếp vì lúc đó chưa có máy ghi âm. Sau giờ làm việc, mọi người phải tự nấu ăn, đặc biệt là phải làm ruộng, trồng rẫy, giăng câu, giăng lưới để đảm cung, không ai có lương. Thời gian này, Báo Nhân Dân miền Nam của Xứ uỷ Nam Bộ, Báo Tiếng Súng Kháng Ðịch của Quân khu 9, Báo Chiến của tỉnh Bạc Liêu (cũ) cũng phát hành từ Cà Mau. Các nhà in của Nam Bộ được xây dựng ở U Minh, Năm Căn.
Trong kháng chiến chống Mỹ, những người làm báo Cà Mau không kém gian nan, cơ quan phải di dời liên tục, phóng viên vừa là nhà báo, vừa là chiến sĩ. Sự hy sinh oanh liệt của Trần Ngọc Hy, Nguyễn Mai, Trần Thanh Tùng, Hồng Minh, Ðỗ Chí Công, Nguyễn Bá Thời, Quốc Anh, Nguyễn Hữu Thời (tức Nguyễn Văn)… vừa là niềm tự hào, vừa là nỗi tiếc thương vô hạn của nhiều thế hệ người làm báo ở Cà Mau. Sau tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Ðài Phát thanh khu Tây Nam Bộ cũng được xây dựng ở rừng U Minh… Thời kỳ đó, việc in ấn, phát hành còn bằng thủ công như in bột, in sáp, quay rô-nê-ô, khắc bản gỗ, sắp chữ chì. Trong hoà bình xây dựng đất nước, vượt qua phút giây bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh đã vươn lên, cơ sở vật chất được tăng cường, đội ngũ phóng viên, cán bộ làm báo được đào tạo, được trang bị kiến thức nghiệp vụ. Tuy nhiên, số lượng phát hành, thời gian phát sóng, chất lượng tác phẩm hãy còn hạn chế. Thời gian sau đổi mới, mở cửa, hội nhập là sự tăng tốc vượt bậc, ngày càng đáp ứng nhu cầu bức thiết của công chúng, không những góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho Ðảng bộ và Nhân dân, mà còn mang đến nhiều dạng kiến thức bổ ích, hấp dẫn cho người trực tiếp lao động tạo ra của cải cho xã hội. Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan báo, đài từ tỉnh, huyện, thành đến xã, phường, thị trấn không thể không gọi là hùng hậu. Kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chúng ta nhắc lại, trân trọng và tôn vinh đối với các bậc tiền nhân là để khẳng định trách nhiệm của mình trong hiện tại: Cơ chế tác động của báo chí đối với cuộc sống cho phép chúng ta hiểu rằng, từng phút, từng giây, bằng tác phẩm, bằng công việc thầm lặng, không tên tuổi, báo chí thực hiện chức năng hình thành nhân sinh quan tuyệt vời trong mỗi con người. Nói cách khác là phát huy tính “thiên thần” để triệt tiêu “quỷ dữ” trong từng con người. Chức năng đó luôn luôn thầm nhắc mỗi người làm báo chúng ta cố gắng không ngừng. Làm báo là quá trình tự rèn luyện mình. Ngày xưa người ta học gương Tô Vũ để có thể chịu đựng đói khát, gió mưa, đoạ đày; học theo Ruồi Trâu để sẵn sàng chết vì lý tưởng cao đẹp; bây giờ học theo Bill Gates, không để tài sản kếch xù cho con cháu mà dành hàng chục tỷ đô la cho quỹ từ thiện; học theo Nick Vujicic, không tay, không chân nhưng “Ðừng bao giờ từ bỏ khát vọng!". … Julius Phuxic, nhà báo nổi tiếng của Cộng hoà Sec, từng căn dặn những người cầm viết trước khi ông bị treo cổ: “Có rễ cây nào không len lỏi giữa sình bùn, mục nát, thối tha, tăm tối, bẩn thỉu, nhưng từ giữa những thứ nhơ bẩn ấy, rễ làm cho cây đâm chồi, nở hoa, kết trái”. Muốn dâng tặng cho đời hoa thơm, trái ngọt, không thể không cam chịu giam mình giữa âm thầm, nhơ bẩn, thối tha, mục nát. Phải chăng đó là lẽ sống cao quý của người xưa, chúng ta có thể noi theo? Tự hào được theo đuổi một “nghề” không kém khó khăn, vất vả, thậm chí hy sinh trước làn đạn quân thù, nhưng vô cùng cao quý, nhiều thế hệ đi trước đã vượt qua, để lại cho chúng ta một di sản như báu vật. Là những người tiếp bước, bằng tất cả sự tận tuỵ, chúng ta quyết xứng đáng hơn nữa với quá khứ, hiện tại và tương lai./. |