【lịch sử đối đầu liverpool】Giúp doanh nghiệp sớm trở lại “đường đua”
Ra mắt nền tảng trực tuyến giúp doanh nghiệp phản ánh khó khăn do Covid-19 | |
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp bố trí lao động quay trở lại sản xuất | |
Doanh nghiệp “kiệt sức” trước “đường đua” sau giãn cách | |
Doanh nghiệp mong sớm “sống chung” an toàn với Covid-19 |
Doanh nghiệp mong sớm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: Lê Hương |
Sẵn sàng cho sản xuất trong an toàn
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM đã sớm ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh - thương mại trên địa bàn thành phố. Cùng với đó thành phố cũng đã thành lập Tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho DN; ban hành kế hoạch hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch. TPHCM cũng đã làm việc với Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu... để thống nhất các giải pháp liên kết vùng; kết hợp với các cơ quan về vấn đề về lưu thông, chuyển vật tư vật liệu, lao động, chuyên gia.
Sở Giao thông vận tải TPHCM cũng đã trình UBND TPHCM 3 phương án phối hợp đưa người lao động từ các tỉnh, thành trở lại TPHCM làm việc đảm bảo an toàn và thuận lợi trong thời gian thành phố khôi phục hoạt động kinh tế trong tình hình mới sau ngày 30/9 sắp tới.
Tại Bình Dương, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội trong trạng thái “bình thường mới”, trong đó, tập trung 5 nhóm nhiệm vụ chính: hỗ trợ tín dụng, thực hiện các chính sách thuế - bảo hiểm xã hội, lao động, tiếp cận thị trường, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo lộ trình. Bình Dương cũng ưu tiên nguồn vắc xin cho công nhân để DN yên tâm quay trở lại sản xuất. Đến nay, khoảng 98% người dân, công nhân ở Bình Dương đã được tiêm mũi 1 và đang chuẩn bị tiêm mũi 2.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 3.197 DN đã đăng ký và đang hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm", "3 xanh" với 264.621 lao động. Song hành cùng DN, tỉnh Bình Dương đã cho triển khai thành lập các trạm y tế lưu động trong DN, khu cụm công nghiệp. Hiện đang có có 2 trạm y tế lưu động trong doanh nghiệp tại thị xã Tân Uyên đang hoạt động thí điểm.
Tại Đồng Nai, từ ngày 20/9, để phục hồi kinh tế, Đồng Nai đã cho phép các DN ở “vùng xanh” được hoạt động trở lại. Các DN đang thực hiện các phương án “3 tại chỗ” đồng thời được hoán đổi hoặc bổ sung người lao động. Tuy nhiên các DN phải đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch như: ở khu vực vùng xanh tại địa phương, phải được tiêm vắc xin ít nhất 1 mũi (sau 14 ngày) hoặc đã điều trị khỏi Covid-19 trong vòng 180 ngày… Các DN cũng được linh hoạt lựa chọn thực phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” hay kết hợp cả 2 phương án trên.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định, phương châm nhất quán của Đồng Nai là "chính quyền đồng hành cùng DN", tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện, sớm tháo gỡ vướng mắc, giúp DN vượt qua khó khăn, nhanh chóng phục hồi sản xuất. Hiện việc thông thương hàng hóa trên địa bàn Đồng Nai được thực hiện theo "luồng Xanh". Về đi lại giữa các địa phương trong vùng Đông Nam bộ, các tỉnh, thành phố trong vùng sẽ thành lập Tổ giải quyết liên vùng để đưa ra những quy định cụ thể áp dụng cho cả vùng Đông Nam bộ.
Doanh nghiệp trở lại “đường đua”
Song song với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sở ngành, nhiều DN cũng đã chủ động các phương án tái sản xuất, duy trì hoạt động trong tình hình mới.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM cho biết, hiện đến nay đã có gần 60% DN tái hoạt động sản xuất, phần lớn do đã tổ chức tốt “7 xanh”. Đơn cử, tại KCX Tân Thuận đã có 110/230 DN, khu công nghệ cao 67/85 DN, KCX Linh Trung 1, 2 có 40/65 DN… hoạt động trở lại. Mặc dù công suất hoạt động của các DN này còn hạn chế, chưa đủ 100% như trong điều kiện bình thường nhưng cơ bản giải quyết được những đơn hàng tồn đọng đã đến hạn giải giao cho đối tác, không thể kéo dài.
Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cơ khí Duy Khanh cho biết, việc duy trì ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất đang là giải pháp sống còn cho DN. Trên cơ sở đó, Công ty Cơ khí Duy Khanh đã chủ động kết nối nguồn cung cũng như dự phòng thời gian cung ứng nguyên liệu dài hơi hơn. Thay vì trước đây, công ty chỉ dự phòng nguyên liệu sản xuất cho 3 tháng thì nay tăng lên 6 tháng, thậm chí phải gối đầu đơn đặt hàng nguyên liệu để tránh rủi ro. Công ty cũng phải thay đổi phương thức giao hàng theo hướng chia nhỏ và giao nhiều lần để chủ động hơn.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam cho rằng, thời điểm này, các DN cần cấu trúc lại hoạt động để sản xuất - kinh doanh hiệu quả, sẵn sàng cho việc ứng phó và phục hồi sau đại dịch. Sau những khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng, đứt gãy trong hoạt động kinh doanh, ở điều kiện “bình thường mới”, DN cần thay đổi phương thức kinh doanh, làm điều cũ bằng cách mới, nghĩ ra sản phẩm mới phù hợp để có nguồn tiền... Dù DN ở lĩnh vực, ngành nghề nào, quy mô nào cũng cần cái nhìn toàn diện hơn về quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng để đưa ra giải pháp ứng phó phù hợp bởi không thể chờ đến khi dịch Covid-19 kết thúc.
Tuy nhiên bên cạnh sự chủ động các phương án, sẵn sàng trở lại “đường đua” sau giãn cách, nhiều DN cho biết vẫn còn đang lúng túng, bị động trong việc chuẩn bị tái sản xuất, kinh doanh nhất là chuẩn bị nguồn nhân lực.
Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh cho biết, như nhiều DN khác, công ty đang ngóng chờ chính sách mở cửa kinh tế sau ngày 30/9 của TPHCM cùng những hướng dẫn cụ thể và các tiêu chí có liên quan. Ông Ngân kiến nghị khi tái sản xuất, TPHCM phải có chính sách liên kết vùng để việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi, cũng như cần cập nhật thông tin về nguồn nhân lực, quy định rõ ràng, nếu không DN không thể huy động được nguồn lực lao động để tái sản xuất, kinh doanh.
Ông Nguyễn Đức Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty xuất nhập khẩu cà phê NAPOLI cho rằng, gói hỗ trợ của TPHCM cho DN phải có kế hoạch phân bổ sao cho độ bao phủ đến các DN lớn, nhỏ, DN nhà nước, tư nhân, hộ tiểu thương đều nhận được ít, nhiều, làm sao đến tận tay đối tượng thật sự khó khăn. Đồng thời tạo sự thuận lợi trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa, nguyên liệu trong nội thành lẫn liên tỉnh.
Đại diện Công ty TNHH Vacpro Việt Nam (KCN Nhơn Trạch 1, tỉnh Đồng Nai) cho biết, công ty chỉ tổ chức được 50% trong số 800 lao động lưu trú tại nhà máy để sản xuất đáp ứng các đơn hàng cấp bách. Hiện tại, Đồng Nai mở cửa trở lại, công ty muốn khôi phục sản xuất và đưa tất cả lao động trở lại nhà máy nhưng 90% lao động đang phải nghỉ việc ở các “vùng đỏ”. DN lo lắng nếu không khôi phục được sản xuất sẽ mất nhiều đơn hàng của đối tác nước ngoài.
Có thể nói việc nhanh chóng khôi phục sản xuất sau thời gian dài giãn cách nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch tuy là bài toán khó nhưng đây được các định là thời điểm mấu chốt, là cơ hội các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt để gượng dậy.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/664b791453.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。