【livescore trực tuyến】Trong mô hình tăng trưởng mới, khu vực tư nhân là quan trọng bậc nhất
PGS.TS Bùi Quang Tuấn,ôhìnhtăngtrưởngmớikhuvựctưnhânlàquantrọngbậcnhấlivescore trực tuyến Viện trưởng Viện Kinh tếViệt Nam cho rằng, thách thức lớn nhất với các nhà lãnh đạo nhiệm kỳ mới là tìm ra, quyết liệt gỡ các điểm thắt của thể chế để vừa giải phóng sức sản xuất, vừa hỗ trợ và khuyến khích đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất, từ đó thực hiện được khát vọng phát triển đất nước.
PGS. TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. |
Trụ cột phát triển xuyên suốt là phát triển bền vững vì con người
Đại hội XIII của Đảng đã kết thúc thành công, mở ra tầm nhìn, định hướng phát triển mới của đất nước. Trong suy nghĩ của ông, Việt Nam giai đoạn này sẽ như thế nào?
Ngay thời điểm này, tôi muốn nhắc đến 3 điểm có vai trò xuyên suốt trong cả giai đoạn phát triển tới của đất nước.
Một là, ta nhận diện ra nhiều cơ hội, có thể gọi là cơ hội vàng mà giai đoạn trước chưa có. Đó là cuộc cách mạng 4.0; cơ cấu dân số vàng và như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói là cơ đồ, vị thế của Việt Nam.
Nhận diện được cơ hội trong bối cảnh toàn cầu phức tạp, rủi ro, quyết tâm phải nắm bắt cho được cơ hội là rất rõ.
Trong Nghị quyết Đại hội XIII vừa được thông qua, lần đầu tiên đặt yêu cầu khơi gợi tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát triển. Đây là điểm mới, thể hiện rõ hơn, nhiều hơn khát vọng phát triển đất nước.
Tinh thần là yếu tố rất quan trọng đã tạo nên thành công của Nhật Bản và Hàn Quốc vào thế kỷ trước. Hai nước có xuất phát điểm như chúng ta, đi ra từ chiến tranh, đổ nát, bên cạnh sự cần cù, sáng tạo, họ vươn lên, gia nhập nhóm nước phát triển nhờ khơi gợi được tự hào dân tộc, khát vọng tự cường của từng người dân.
Người Việt Nam ta, ai cũng có khát vọng, nhưng phải khơi gợi để tất cả cùng chung khát vọng, cùng quyết tâm, không chỉ vượt qua khó khăn, để chống dịch, mà còn quyết tâm nắm bắt cơ hội, xây dựng quốc gia hùng cường, thịnh vượng. Theo tôi, đây là tinh thần xuyên suốt cho không chỉ 5 năm, 10 năm, mà cả chặng đường phát triển tới.
Hai là, xác định đổi mới, sáng tạo là nền tảng phát triển. Hai chữ đổi mới, sáng tạo được đề cập rất nhiều trong Nghị quyết. Có nghĩa là, mô hình phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ gắn chặt với đổi mới, sáng tạo.
Ba là, con đường phát triển bền vững được thể hiện rõ hơn. Chúng ta đã đặt vấn đề này từ lâu, đã có các chiến lược về phát triển xanh, phát triển bền vững, đâu đó đã đề cập kinh tế xanh. Nhưng lần này, trong định hướng lớn đều nói đến phát triển bền vững, đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...
Trên hết, con người được nhắc đến vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu và vừa là nguồn lực để thực hiện phát triển bền vững. Có thể nói, trụ cột phát triển xuyên suốt giai đoạn tới là phát triển bền vững vì con người.
Chọn đổi mới, sáng tạo làm nền tảng, có thể hình dung mô hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 5 năm, 10 năm tới ra sao, thưa ông?
Đổi mới, sáng tạo là đặc điểm của giai đoạn II của quá trình phát triển dựa vào khoa học - công nghệ, tiềm lực trí tuệ, tài chính, nơi có mặt chủ yếu các nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao. Trong khi đó, Việt Nam mới đang chuyển từ giai đoạn I (tăng trưởng chủ yếu dựa vào tài nguyên, lao động giá rẻ) sang giai đoạn II (dựa vào năng suất, hiệu quả). Chọn đổi mới, sáng tạo là chọn con đường thách thức, nhưng phù hợp với xu thế phát triển.
Hơn nữa, chúng ta phải có khát vọng, có tầm nhìn, mới đạt được mục tiêu thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, đạt được mục tiêu vượt qua nhóm nước thu nhập trung bình vào năm 2025 và đạt được các mục tiêu thách thức của năm 2030, năm 2045...
Như vậy, mô hình phát triển sẽ không thể cứ tuần tự, từng bước, mà sẽ vừa chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, vừa thay đổi căn bản cách thức phát triển, chú trọng nhiều hơn đến năng suất, chất lượng, nhưng phải lựa chọn một số ngành, lĩnh vực tiên phong để quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử, xã hội số, công dân số..., gắn khái niệm thông minh với nông nghiệp, công nghiệp, đô thị... Sẽ phải xác định những lĩnh vực chúng ta bắt nhịp sớm ngay với nhóm phát triển nhất nhờ đổi mới, sáng tạo, ví dụ công nghệ 5G của Việt Nam đang nằm trong nhóm đứng đầu ASEAN.
Phải nhắc thêm, Việt Nam có dân số trẻ, tiếp cận khoa học - công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin nhanh, nhiều tiềm năng đi vào kinh tế số, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, hoàn toàn có thể bắt nhịp thế giới về tư duy, sức sáng tạo... Đó cũng là cơ hội và là những lĩnh vực, nguồn lực lao động mà giai đoạn tới cần tập trung đầu tưphát triển.
Vậy động lực phát triển trong giai đoạn phát triển tới có gì mới?
Khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực sẽ là động cơ để nền kinh tế đi nhanh. Nhưng để các động cơ phát huy hết công suất, thì phải có thể chế theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, đi theo các chuẩn mực quốc tế. Động lực để tăng trưởng rất quan trọng và thể chế tạo động lực, phát huy động lực cũng quan trọng tương đương.
Đây là giai đoạn chúng ta thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đưa mô hình tăng trưởng xanh vào thực hiện, nghĩa là sẽ phải thay đổi định hướng, động cơ, động lực và thể chế. Khi đó, tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải nhắm đến mục tiêu phát triển bền vững và nhanh hơn.
Sẽ cần những động cơ mới, hiện đại hơn, phù hợp với xu thế về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, giảm phát thải, nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, thuận thiên hơn, nôm na như vẫn là ô tô, nhưng sẽ chạy bằng điện, thay vì xăng...
Cũng phải nói rõ, đây là vấn đề cần phải xác định sớm, vì nếu không quan tâm đến môi trường, xã hội..., sẽ đến lúc chúng ta phải lấy kết quả của tăng trưởng để sửa chữa các vấn đề của phát triển.
Cải cách thể chế: Thách thức lớn nhất, cũng là cơ hội lớn nhất
Đại hội XIII đã bầu ra Ban Chấp hành mới. Sau đây, nhân sự mới của Quốc hội, Chính phủ sẽ được kiện toàn. Ông gửi gắm điều gì ở các nhà lãnh đạo mới?
Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo đất nước giai đoạn tới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng nhiều khó khăn. Thuận lợi, thành tựu, vị thế rất rõ ràng. Còn khó khăn, đó là làn sóng dịch bệnh vẫn phức tạp, nền kinh tế thế giới rủi ro, tiến trình phản toàn cầu hóa vẫn đang diễn ra, tư duy hướng nội vẫn lớn... Chúng ta đang đối mặt với một thế giới không phải lúc nào cũng như ta mong muốn.
Thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo là nắm bắt tình hình, sát với thực tiễn, nhưng phải có tư duy, có năng lực dự báo, tư duy phản ánh chính sách.
Tôi thấy trong đội ngũ lãnh đạo, nhiều người trẻ, tư duy đổi mới rõ, hoàn toàn có thể đối mặt, vượt qua thách thức. Quan trọng là, với tư duy đổi mới, tư duy nắm bắt được cơ hội, các nhà lãnh đạo sẽ có giải pháp và quyết tâm thực hiện quyết liệt, để Nghị quyết của Đại hội đi vào cuộc sống nhanh và phát huy hiệu quả.
Vào thời điểm này, tôi mong rằng, các nhà lãnh đạo phải dựa vào sức dân, biết huy động sức dân. Khơi gợi được ý chí, sức mạnh của dân nhiều bao nhiêu thì việc thực hiện các mục tiêu lớn của đất nước sẽ thuận lợi bấy nhiêu.
Nhà nước sẽ phải làm đúng vai trò của mình. Đặc biệt, sẽ phải hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh để huy động khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát triển, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới, sáng tạo, khu vực tư nhân là quan trọng bậc nhất.
Đây có thể sẽ là thách thức rất lớn của nhiệm kỳ mới, vì nút thắt thể chế đã được nói đến nhiều năm, nhưng vẫn vướng, thưa ông?
Chốt chặn cần gỡ trong cải cách thể chế là bài toán lợi ích, nếu không giải được thì dù loay hoay sửa chỗ nọ, chỉnh chỗ kia, cũng không thể giải quyết được.
Tôi nói vậy vì lâu nay, chúng ta đều thấy quyết tâm cải cách, đổi mới rất lớn, rõ nét ở các cấp lãnh đạo, nhưng mờ dần đi ở phía dưới. Có phải bộ máy cán bộ thực thi quá yếu kém không, tôi cho là không, dù còn cần phải hoàn thiện thêm. Lý do là nhiều yếu tố về quyền lợi chưa được tính tới trong cải cách thể chế. Khi ngược về quyền lợi hoặc chưa tính hết, thì đội ngũ thực thi sẽ không có động cơ làm việc.
Tất nhiên, nói thì dễ, nhưng phải thiết kế thế nào để thực thi, để đảm bảo chính sách hiệu quả là rất khó. Ví dụ, cải cách tiền lương thế nào để công chức không nghĩ đến tham nhũng, không cần tham nhũng và sợ tham nhũng. Hay như nâng cao năng lực của bộ máy thế nào để đảm bảo yêu cầu tinh gọn, nhưng có trình độ, có năng lực...
Đặc biệt, khi hoàn thiện thể chế phù hợp với giai đoạn chuyển đổi số, thể chế của chính phủ số, xã hội số, thì sẽ phát sinh nhiều quy định khác với trước, cách tương tác giữa các cơ quan nhà nước với nhau, với xã hội sẽ thay đổi..., đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ, không thể nơi này làm, nơi khác không làm...
Thách thức lớn với các nhà lãnh đạo lúc này là không chỉ tìm ra bằng được điểm chốt, chỗ căn cơ để tháo gỡ, phải thực sự tháo gỡ, từ đó đánh thông các ách tắc khác, mà cùng với đó, cần chấp nhận thử nghiệm, chấp nhận đầu tư nguồn lực, nhân lực để thực hiện.
Có thể nói, cải cách thể chế là ưu tiên số 1 trong nhiệm kỳ 5 năm tới?
Chắc chắn phải là như vậy. Vì thể chế như hòn gạch đặt trên mảng cỏ, phải nhấc nó lên thì mới có không gian cho cỏ mọc. Chúng ta có thể muốn trồng cỏ hay các loại cây có giá trị cao hơn, nhưng việc đầu tiên là nhấc được viên gạch đi đã.
Cũng phải nhấn mạnh, khi Nghị quyết nói về yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì hàm ý cả đổi mới, đột phá, đòi hỏi chấp nhận những cái ta chưa quen, chưa có tiền lệ. Đã đến lúc cần nghiên cứu, thử nghiệm, đầu tư nguồn lực để làm, chứ không thể vì mới mà ngần ngại.
Điểm thuận lợi trong cải cách thể chế giai đoạn này là nhận thức khá đầy đủ, vấn đề còn lại là thể hiện bằng chính sách cụ thể, có mục tiêu, công cụ để giám sát.
Nhiều khi ta đặt mục tiêu, nhưng không có chỉ tiêu cụ thể, không có công cụ giám sát, nên không đánh giá được kết quả thực hiện. Ví dụ, chúng ta đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 từ sớm, nhưng khi tổng kết vào năm ngoái, thực hiện chỉ đạt khoảng 30% vì nhiều nội dung thiếu chỉ tiêu cụ thể, công cụ giám sát...
Nhắc lại để thấy, sẽ phải thay đổi tư duy, từ đó thay đổi cách thức thiết kế chính sách, đi cùng bộ chỉ tiêu, công cụ giám sát để đánh giá cả việc làm được, chưa được, từ đó thiếu tiền thì sẽ dành nguồn lực, thiếu người thì sẽ tập trung con người...
Đây là lúc mọi nguồn lực cần được khai thác hiệu quả, để các cơ hội được nắm bắt, thúc đẩy đất nước tiến nhanh và bền vững.
相关推荐
- Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ
- 400 vận động viên tham dự Giải vô địch các câu lạc bộ karate tỉnh Bình Dương mở rộng 2024
- Khai mạc Giải bóng đá thiếu niên toàn quốc 2024 vòng loại bảng tại Bình Dương
- Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- Đầu tư cao tốc Tuyên Quang
- Khu kinh tế Chân Mây
- Khai mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động tỉnh Bình Dương năm 2024