【nhận định bóng đá phần lan】Hướng đi bền vững từ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

[La liga] 时间:2025-01-10 20:45:05 来源:88Point 作者:Cúp C1 点击:101次

Báo Cà Mau(CMO) Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, kể từ khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1605/QĐ-UBND ngày 24/10/2014, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh đã tạo chuyển biến tích cực. Bức tranh sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngày một rõ nét hơn.

Lúa chất lượng cao là một trong những ngành hàng chủ lực mà tỉnh đang tập trung đầu tư.

“Một trong những kết quả nổi bật nhất kể từ khi triển khai thực hiện đề án là người sản xuất đã bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện liên kết chuỗi giá trị. Riêng ngành hàng tôm nhận được rất nhiều sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh và các địa phương; sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, sự tham gia tích cực có hiệu quả của người nuôi", ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở NN&PTNT, đánh giá.

Con tôm đột phá 

Với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, thuỷ sản tiếp tục tạo ra nhiều chuyển biến tích cực từ hình thức sản xuất cho đến chế biến và tiêu thụ. Nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng mô hình mới với các chứng nhận quốc tế, tạo điều kiện để ngành hàng chủ lực này phát triển lên bậc thang mới, cao hơn và bền vững hơn. Hộ gia đình ông Huỳnh Văn Đường, ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi là một điển hình cụ thể.

Sau bao năm nuôi con tôm từ quảng canh truyền thống sang nuôi thâm canh hầm đất, kể từ vụ mùa năm 2017, ông Đường đã đầu tư thêm gần 500 triệu đồng để chuyển sang mô hình mới siêu thâm canh. Cũng kể từ đó đến nay, gần như toàn bộ các vụ nuôi đều thành công ngoài mong đợi. Ông Đường cho biết, có những vụ 1 ao nuôi diện tích 1.200 m2 mang về lợi nhuận gần 800 triệu đồng, điều mà gia đình chưa hề nghĩ tới trước đó.

Quy trình nuôi hiện nay gia đình ông Đường áp dụng là quy trình nuôi tôm “tuần hoàn nước khép kín” của Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MTV Việt Mỹ (Công ty Việt Mỹ). Tuy mới xuất hiện gần đây nhưng quy trình này đã cho thấy được hiệu quả vượt bậc, đặc biệt nguồn nước được tận dụng lại không thải ra ngoài nên đảm bảo an toàn về môi trường cho nghề nuôi phát triển bền vững.

Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2017 của tỉnh đạt trên 530.000 tấn, tăng 17% so với năm 2013 (năm trước khi thực hiện đề án), tăng bình quân 2,48%/năm. Trong đó, sản lượng nuôi thuỷ sản đạt 320.929 tấn, tăng 10,23% so với năm 2013, tăng bình quân 3,33%/năm.  Không chỉ tăng diện tích, sản lượng mà loại hình nuôi của ngành chính kế mũi nhọn này cũng không ngừng phát triển. Tiêu biểu như các mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh, tôm - lúa, tôm - rừng… Đồng thời còn tận dụng diện tích để nuôi kết hợp, nuôi luân canh, xen canh một số đối tượng khác như cá kèo, cá chẽm, cua, sò huyết…

Đặc biệt hơn hết đối với nghề nuôi tôm, phương thức nuôi đã có nhiều chuyển đổi tích cực, góp phần tăng nhanh sản lượng tôm nuôi của tỉnh. Năm 2017, diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh đạt 9.875 ha, tăng gấp 1,65 lần so với năm 2013; diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt 102.689 ha, tăng 2,65 lần so với năm 2013 và diện tích tôm sinh thái có chứng nhận đạt 19.000 ha, tăng 1,58 lần so với năm 2013; riêng nuôi tôm siêu thâm canh với diện tích hiện nay trên 1.442 ha, năng suất bình quân từ 40-50 tấn/ha diện tích mặt nước nuôi/vụ.

Phát triển theo chuỗi giá trị

Không chỉ có con tôm, 4 ngành hàng chủ lực (chuối, cua, gỗ và gạo chất lượng cao) còn lại trong đề án đang có nhiều chuyển biến khả quan. Sau khi xây dựng nhãn hiệu tập thể cua Năm Căn thì loại vật nuôi này đã không ngừng tăng diện tích và sản lượng qua từng năm. Đến nay, đã có 250.131 ha nuôi cua xen canh với các loại hình tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm - lúa, tôm - rừng... với sản lượng đạt trên 20.053 tấn, tăng 18% so với năm 2013 (diện tích khoảng 240.000 ha, sản lượng 17.000 tấn).

Theo ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, thời gian tới, huyện tiếp tục tận dụng lợi thế thương hiệu để đẩy nhanh phát triển loại vật nuôi chủ lực này theo hướng chuỗi giá trị gia tăng bằng việc nâng chất kinh tế tập thể như THT, HTX.

Phát triển nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị là mục tiêu mà các ngành, địa phương đang nỗ lực thực hiện trong hiện tại và thời gian tới. Đã qua, có 22 doanh nghiệp ký kết 61 lượt hợp đồng hợp tác phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm với 15 HTX, THT gồm 800 hộ, với tổng diện tích 1.323,3 ha để cung ứng vật tư đầu vào và xây dựng vùng nguyên liệu nuôi tôm có chứng nhận quốc tế, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện tái cơ cấu 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh theo hướng tập trung chủ yếu vào 4 nội dung: Hợp tác - Liên kết - Thương hiệu - Thị trường là nhiệm vụ trọng tâm mà ngành nông nghiệp sẽ tập trung thực hiện trong thời gian tới", ông Triều cho biết.  

Để có được vị thế như hiện nay trên thị trường tôm, thời gian qua, các ngành, các cấp cũng như cộng đồng doanh nghiệp và người dân không ngừng nỗ lực để chất lượng sản phẩm luôn được cải thiện. Điều này thể hiện qua việc đã có 19.000 ha tôm - rừng của 4.200 hộ được chứng nhận (bao gồm cả diện tích rừng); hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản xây dựng vùng nuôi tôm thâm canh có chứng nhận quốc tế ASC, BAP với tổng diện tích 675 ha/552 hộ; hỗ trợ các hộ nuôi tôm thực hành theo tiêu chuẩn VietGAP, đã đánh giá và cấp chứng nhận VietGAP cho 99 hộ/100 ha... Đó là những kết quả thể hiện quyết tâm của tỉnh để đưa nghề nuôi tôm nói riêng, ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung phát triển nhanh với giá trị cao và bền vững./.

Trong 2 năm (2016-2017), nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh cấp trực tiếp để thực hiện đề án tái cơ cấu (chủ yếu thực hiện các hoạt động theo kế hoạch tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực của tỉnh) là 7,117 tỷ đồng.

Theo đó, đã thực hiện 4,393 tỷ đồng, chuyển tiếp sang năm 2018 thực hiện 2,723 tỷ đồng. Ngoài ra, lồng ghép các nguồn vốn do ngân sách đầu tư từ các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của đề án trên 325.487 tỷ đồng.

Song Nguyễn 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接