Trên nguyên tắc hỗ trợ cùng nhau phát triển,bảng xếp hạng bóng đá hạng 2 hà lan thời gian qua, chương trình hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH) giữa tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng mỗi địa phương ngày càng phát triển toàn diện; đồng thời tiếp tục đề ra nhiều mục tiêu mới trong giai đoạn tiếp theo.
Nhờ hợp tác hiệu quả giữa ngành nông nghiệp hai địa phương đã giúp người dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sản xuất thắng lợi ở các vụ lúa trong năm.
Nhiều kết quả khả quan
Tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ có chung lịch sử phát triển và song hành cùng nhau trong kháng chiến cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương. Bên cạnh đó, người dân hai địa phương có sự gắn kết chặt chẽ thông qua hai sợi dây là dòng sông Hậu và dòng Xà No - con đường nông sản của khu vực Tiểu vùng Tây sông Hậu. Chính những điều kiện lịch sử, tự nhiên trên đã góp phần vun đắp mối quan hệ đặc biệt giữa hai địa phương.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Vào năm 2004, từ thời điểm mới chia tách tỉnh Hậu Giang, với mong muốn giúp đỡ, song hành cùng nhau phát triển, hai địa phương đã ký kết chương trình hợp tác phát triển KT-XH. Sau khi ký kết, mỗi địa phương đã cụ thể hóa các nội dung liên kết, hợp tác vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ hay kế hoạch phát triển kinh tế trong từng nhiệm kỳ. Qua nhiều năm thực hiện, chương trình liên kết, hợp tác giữa hai địa phương đã đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên 10 lĩnh vực từ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thương mại, du lịch; khoa học công nghệ, thông tin và truyền thông; giao thông vận tải; y tế, giáo dục… đến quốc phòng, an ninh...
Lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thực hiện ký kết hợp tác 9 lĩnh vực (12 nội dung) trong phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể, trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, trong giai đoạn 2011-2020, Hậu Giang và Cần Thơ đã phối hợp tốt trong việc quản lý tình hình dịch bệnh, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm gắn xây dựng các mô hình kinh tế, cũng như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tập huấn nâng cao giảng viên IPM và huấn luyện nông dân tham gia chương trình IPM; sự hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực khuyến nông - khuyến ngư giữa hai địa phương góp phần làm cho lĩnh vực này phát triển vững mạnh, giúp cán bộ khuyến nông và nông dân có cơ hội học tập, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao kiến thức; đồng thời tổ chức cho cán bộ và nông dân tham gia các hội thi, hội chợ và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng tuyên truyền trong ngành nông nghiệp…
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Ngoài những công việc trên thì ngành nông nghiệp hai địa phương còn phối hợp đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn, trao đổi công nghệ, tham gia Hội cấp nước vùng ĐBSCL. Đồng thời, phối hợp thực hiện dự án trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới; lĩnh vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã; dự án di dân, chương trình bố trí dân cư và các dự án phát triển ngành nghề nông thôn. Có thể thấy, với sự liên kết hợp tác trong thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp của hai địa phương đã có nhiều bứt phá mới trong khu vực ĐBSCL, nhất là việc áp dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0 vào sản xuất, từ đó góp phần mang lại hiệu quả canh tác cho người dân.
Cùng với ngành nông nghiệp thì lĩnh vực giao thông vận tải giữa Hậu Giang và Cần Thơ cũng có nhiều bước phát triển thông qua các hoạt động liên kết hợp tác. Theo đó, hai địa phương đã phối hợp đầu tư hoặc kiến nghị Trung ương đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường kết nối không chỉ giữa Cần Thơ - Hậu Giang mà còn mang tính phục vụ cho toàn vùng như: Đường nối Vị Thanh - Cần Thơ (Quốc lộ 61C); tuyến đường giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn; Đường tỉnh 926, Đường tỉnh 931B... Ngoài ra, còn phối hợp mở thêm nhiều tuyến vận tải khách bằng ô tô, tuyến xe buýt phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân, đảm bảo tính đồng bộ và phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy KT-XH của hai địa phương.
Mặt khác, công tác phối hợp trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ giữa hai địa phương cũng mang lại nhiều dấu ấn quan trọng. Ông Nguyễn Minh Thoại, Giám đốc Sở Công thương thành phố Cần Thơ, thông tin: Hai địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong việc chống hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại; tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại nhiều kỳ hội chợ triển lãm, đặc biệt là Festival lúa gạo Việt Nam tổ chức tại Hậu Giang và Festival thủy sản tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, hai địa phương còn thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch, kinh nghiệm trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; phối hợp tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình hợp tác, cũng như liên kết giới thiệu các tour, tuyến du lịch của hai địa phương…
Bên cạnh các lĩnh vực trên thì các hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao,… cũng đạt được nhiều thành quả đáng kể như: Phối hợp chuyển giao công nghệ, tổ chức tập huấn, tư vấn, cung cấp một số tiêu chuẩn mới, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hỗ trợ thiết bị về đo lường, phục vụ công tác kiểm tra; tổ chức hội thảo, hội nghị về các chuyên đề chuyên môn, thành tựu khoa học về y tế; đào tạo cán bộ y tế theo nhu cầu, dự án. Ngoài ra, hai địa phương còn liên kết giữa Trung tâm Văn hóa các tỉnh, thành vùng ĐBSCL để tổ chức, phối hợp, giao lưu sáng tác kịch bản, đào tạo, tập huấn cán bộ; các hoạt động triển lãm sách, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề…
Ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, chia sẻ: Trong quá trình hợp tác, Cần Thơ luôn xác định việc phát triển hay khó khăn của từng địa phương đều có tác động to lớn đến địa phương còn lại. Do đó, trên nguyên tắc được thống nhất ngay từ đầu giữa hai địa phương là hỗ trợ phát triển toàn diện nên việc hợp tác giữa Cần Thơ và Hậu Giang trong thời gian qua có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cùng nhau vượt qua khó khăn để tiến về phía trước. Kết quả hợp tác không chỉ dừng lại ở sự phát triển của từng lĩnh vực mà các sở, ngành của hai địa phương còn tạo sự gắn kết ngày càng chặt chẽ trong mối quan hệ trong cung cấp thông tin, kinh nghiệm quản lý và công tác chuyên ngành.
Nhiều mục tiêu cho giai đoạn mới
Nhằm phát huy thành tích đạt được, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã thống nhất ký kết chương trình hợp tác trong phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của các sở, ngành giữa hai địa phương thì trong giai đoạn tới đây, Hậu Giang và Cần Thơ sẽ hợp tác với 12 nội dung trọng tâm. Điển hình là hai tỉnh sẽ tăng cường cơ chế tham vấn ý kiến trong xây dựng chính sách thu hút đầu tư, định hướng phát triển và quan trọng hơn là tham vấn lẫn nhau trong quá trình xây dựng quy hoạch cấp tỉnh của mỗi địa phương trong thời gian tới để có thể tận dụng tiềm năng, lợi thế của nhau, từ đó cùng nhau phát triển, tránh tình trạng cạnh tranh đi xuống.
Chia sẻ về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực giao thông, ông Mai Văn Tân, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang, cho hay: Ngành giao thông hai địa phương thống nhất chọn một số nội dung để hợp tác trong thời gian tới, trong đó trọng tâm là hợp tác phát triển hạ tầng giao thông kết nối thủy bộ. Cụ thể là đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường nối Vị Thanh - Cần Thơ (Quốc lộ 61C) để thắt chặt liên kết vùng, tạo động lực mới cho việc phát triển KT-XH của vùng ĐBSCL.
Cùng với giao thông, ngành chức năng của hai địa phương sẽ quan tâm hơn đến việc hợp tác trong bảo vệ môi trường nước, chất thải; phát huy tiềm năng phát triển hành lang kinh tế dọc sông Hậu, kênh xáng Xà No và đường nối Vị Thanh - Cần Thơ; nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh gắn với việc phối hợp mở các tour, tuyến du lịch trải nghiệm sông nước du khảo đồng quê, địa điểm lịch sử của hai địa phương. Ngoài ra, phối hợp liên kết thực hiện các sản phẩm OCOP (Hậu Giang là nguồn cung cấp cá tra để Cần Thơ duy trì và phát triển sản phẩm cá tra 1 nắng, cá tra tẩm ướp)… và nhiều sản phẩm quan trọng khác. Mặt khác, sự liên kết trong thời gian qua chủ yếu giữa chính quyền với chính quyền, thông qua ký kết các chương trình hợp tác, chứ chưa có nhiều sự kiện hợp tác giao lưu văn hóa, thể thao giữa Nhân dân với Nhân dân, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, do đó thời gian tới Hậu Giang và Cần Thơ sẽ đẩy mạnh các hoạt động giao lưu Nhân dân, doanh nghiệp và các hoạt động giao lưu giữa chính quyền với chính quyền.
Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cho rằng: Kết nối vùng đang là xu thế tất yếu, do đó hai địa phương cần chủ động hợp tác để đón đầu xu thế và tận dụng cơ hội để bứt phá. Với sự quyết tâm và mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác phát triển KT-XH giữa Hậu Giang và thành phố Cần Thơ sẽ có bước tiến mới, toàn diện và ngày càng hiệu quả, thúc đẩy phát huy tiềm năng, lợi thế, đóng góp cho sự phát triển của mỗi địa phương và cả nước nên tỉnh Hậu Giang cam kết sẽ làm hết sức mình, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực chủ động trong việc triển khai bản thỏa thuận, xây dựng mối quan hệ gắn bó, hợp tác và thực hiện có hiệu quả các nội dung đã ký kết. Hy vọng với sự quan tâm của 2 bên trong thực hiện hợp tác, Cần Thơ - Hậu Giang sẽ bứt phá mạnh mẽ trong khu vực ĐBSCL về phát triển toàn diện địa phương, qua đây mang lại ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân và là điểm dừng chân lý tưởng của doanh nghiệp và du khách trong, ngoài nước khi đến với Hậu Giang và Cần Thơ…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC