当前位置:首页 > Thể thao

【tỷ số fulham hôm nay】Nước trên Sao Hỏa đã từng tồn tại

Trang Daily Mail đưa tin,ướctrênSaoHỏađãtừngtồntạtỷ số fulham hôm nay nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng khí hậu trên Sao Hỏa đã ấm lên tại một thời điểm nhất định, tạo điều kiện cho nước ở dạng lỏng lưu thông trên bề mặt của hành tinh này. Tuy nhiên, nước trên Sao Hỏakhông tồn tại mãi như trên Trái Đất mà chỉ kéo dài trong khoảng thời gian vài trăm năm. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Brown Mỹ và Viện Khoa học Weizmann Israel là những người chịu trách nhiệm tiến hành cuộc nghiên cứu nói trên.

Các hoạt động phun trào hàng tấn khí lưu huỳnh điôxit vào trong không khí có thể là nguyên nhân khiến nhiệt độ trên Sao Hỏa thay đổi. Do đó, các nhà khoa học đã tiến hành lồng ghép kết quả của các hoạt động phun trào với những mô hình giả định mới nhất về khí hậu tiền Sao Hỏa. 

Nước trên Sao Hỏa đã từng tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn

Nước trên Sao Hỏa đã từng tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Ảnh Daily Mail

Mô hình giả định mới nhất về khí hậu tiền Sao Hỏa gợi ý rằng vào thời điểm đó tầng khí quyển khá mỏng nên không thể làm Sao Hỏa đủ nóng để có thể tồn tại nước ở dạng lỏng. Bên cạnh đó, Mặt trời hàng tỷ năm trước không phát sáng mạnh như bây giờ. Tuy nhiên, khi các hoạt động phun trào thổi vào khí quyển hàng tấn khí lưu huỳnh điôxít đã khiến khí hậu trên Sao Hỏa trở nên ấm hơn và có đủ điều kiện để nước ở dạng lỏng lưu thông.

Giáo sư James Head hiện đang làm việc tại khoa Môi trường Trái Đất và Khoa học Hành tinh thuộc trường Đại Học Brown nhận định, tuy mô hình giả định cho thấy tiền Sao Hỏa là một hành tinh có khí hậu cựu lạnh và bị băng bao phủ, nhưng những phân tích mới đã dẫn đến giả thuyết về thời kỳ Sao Hỏa nóng lên và tan băng kéo dài từ vài thập kỷ đến vài thế kỷ. 

Giả thuyết trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học thu thập được nhiều đặc điểm địa chất chỉ ra nước trên Sao Hỏa đã từng tồn tại vào khoảng 3,7 tỷ năm trước, cùng thời điểm với hoạt động phun trào của các miệng núi lửa trên bề mặt Sao Hỏa.

Các đặc điểm địa lý gợi ý về khả năng nước trên Sao Hỏa đã từng tồn tại

Các đặc điểm địa lý gợi ý về khả năng nước trên Sao Hỏa đã từng tồn tại. Ảnh Daily Mail

Trên thực tế, các hoạt động phun trào trên Trái Đất thường dẫn đến hiện tượng sụt giảm nhiệt độ hơn là tăng nhiệt độ, do các cột khí bụi axit lưu huỳnh sẽ tạo ra một tầng khí mỏng cản trở ánh sáng Mặt Trời. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tin rằng ảnh hưởng của lưu huỳnh đối với khí quyển đầy bụi của Sao Hỏa sẽ không giống như đối với Trái Đất. 

Đội nghiên cứu đã tạo ra mô hình giả định ảnh hưởng của khí lưu huỳnh đối với bầu khí quyển đầy bụi của Sao Hỏa để có thể tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này. Kết quả cho thấy những nguyên tử axits lưu huỳnh có thể bị kẹt lại giữa các nguyên tử bụi, khiến khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời của chúng bị suy giảm, cùng lúc đó khí lưu huỳnh điôxít sẽ tạo ra hiệu ứng nhà kính đủ làm khí hậu vùng xích đạo Sao Hỏa ấm lên tạo điều kiện cho nước ở dạng lỏng lưu thông.

Những hiện tượng xảy ra tại Hoang mạc McMurdo Dry Valleys góp phần chứng minh giả thuyết nước trên Sao Hỏa đã từng tồn tại

Những hiện tượng xảy ra tại Hoang mạc McMurdo Dry Valleys góp phần chứng minh giả thuyết nước trên Sao Hỏa đã từng tồn tại. Ảnh Daily Mail

Giáo sư James Head cho biết thêm, khí hậu tiền Sao Hỏa có nhiều điểm tương đồng với hoang mạc McMurdo Dry Valleys tại Nam Cực. Ông giải thích rằng nhiệt độ trung bình năm của hoang mạc này thấp hơn nhiệt độ đóng băng, tuy nhiên trong những ngày nóng nhất của mua hè, nhiệt độ có thể cao đến mức làm tan một lượng băng nhất định tạo thành những dòng suối tạm thời, sau đó khi nhiệt độ hạ xuống những dòng suối này lại tiếp tục bị đóng băng.

Đinh Ly

 

Mô hình Tam giác tri thức - Ngăn chặn sự biến dạng của tổ chức nghiên cứu

分享到: