【kq vdqg my】Tiến tới thị trường thanh toán trực tuyến
作者:Nhà cái uy tín 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:04:45 评论数:
(CMO) Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, bên cạnh vừa sản xuất vừa chống dịch, người dân, doanh nghiệp từng bước quen dần với việc giải quyết TTHC qua môi trường mạng. Và trên nền tảng đó, thanh toán trực tuyến đã và đang đáp ứng nhu cầu, phù hợp với xu thế “thích ứng với dịch”.
Người dân đang từng bước tiếp cận các thiết bị điện tử thông minh hiện đại trong giải quyết TTHC, tiến tới hình thành công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử. |
Ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau, thông tin: “Thanh toán trực tuyến hiện nay gồm 3 mảng: thanh toán phí, lệ phí trong giải quyết TTHC, nộp thuế, lệ phí trước bạ và thanh toán dịch vụ công (tiền điện, nước, mạng…). Cả 3 loại hình này đều gắn trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trong đó, thanh toán tiền điện, nước, tiền mạng... được các doanh nghiệp phát triển trước, thực hiện khá tốt. Theo ngành điện đánh giá, 60% khách hàng có tương tác và nộp bằng hình thức này. Còn loại hình phí, lệ phí trong giải quyết TTHC còn hạn chế”.
Khởi đầu từ năm 2019, khi UBND tỉnh ban hành quyết định sử dụng biên lai tự in, biên lai điện tử, người dân theo đó bắt đầu làm quen với hình thức thanh toán điện tử. Bản chất của thanh toán điện tử khi ấy là ra phiếu thu điện tử. Rồi từ năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, các nền tảng công nghệ, thanh toán trực tuyến bắt đầu phát triển và được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, ông Linh nhìn nhận, người dân vẫn e ngại, chưa có niềm tin với việc thanh toán trực tuyến. Bởi, theo thống kê, hiện có gần 400 TTHC đã tích hợp thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia nhưng chưa có phát sinh giao dịch nhiều, dù Chính phủ, địa phương đã chủ động nâng từng bước, chuyển từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán bằng biên lai điện tử thông qua trung gian thanh toán là ngân hàng.
Ông Linh giải thích, cũng khó trách người dân không yên tâm khi nộp hồ sơ hay nộp tiền hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng mà kết quả trả về chỉ có dòng tin nhắn xác nhận được gắn trên đó mã QR code. Người dân vẫn quen với nộp hồ sơ trực tiếp, đóng tiền trực tiếp với kết quả trả lại là chứng từ, hoá đơn dấu đỏ. Mặt khác, khả năng tiếp cận công nghệ còn hạn chế. Họ chưa tiếp cận được các dịch vụ do hạn chế về thiết bị điện tử thông minh.
“Phải xử lý được vấn đề này, quy trình giải quyết TTHC dịch vụ công mức độ 3, 4 mới trọn vẹn được. Ðiều quan trọng là tạo niềm tin, làm sao trong giải quyết TTHC cho người dân tiếp cận thuận lợi nhất, không cần can thiệp nhiều, không cần thao tác nhiều. Mặt khác, phải giải quyết được các dịch vụ đi kèm là thanh toán trực tuyến. Khi làm được hết các quy trình này, đương nhiên thời gian giải quyết TTHC tự động rút ngắn lại”, ông Linh nhấn mạnh.
Trung tâm Giải quyết TTHC đang phối hợp đẩy mạnh hỗ trợ tuyên truyền người dân đa kênh như: phối hợp đặt lịch hẹn giờ, Zalo hành chính công hỗ trợ giải đáp kịp thời để người dân thấy rằng những dịch vụ công cung ứng của Chính phủ, địa phương không phải là lý thuyết, không phải là chương trình, kế hoạch, văn bản giấy mà nó trên thực tiễn thông qua nhiều gói hỗ trợ miễn phí cho người dân. Ðây là một nền tảng rất quan trọng để tiến tới công dân số, doanh nghiệp số.
"Cần hoàn thiện lại cơ sở dữ liệu hạ tầng về thanh toán trực tuyến, kết nối với trung gian thanh toán, làm tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức người dân, khuyến nghị họ sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Các đơn vị cập nhật kịp thời các thông số, dữ liệu về thanh toán trực tuyến, để người dân thực hiện. Cùng với các đơn vị thanh toán, trung gian thanh toán, ngân hàng hỗ trợ chính sách người dân giảm phí, miễn phí khi người dân tham gia thị trường thanh toán trực tuyến để khuyến khích họ quen dần. Ðồng thời, tận dụng các giải pháp về phòng, chống dịch để hình thành ý thức cho người dân về tuân thủ 5K, từ đó họ sẽ chọn và vận dụng tốt các nền tảng trực tuyến để giao dịch, đó là một điều kiện rất lớn", ông Linh kiến nghị./.
Hồng Nhung