【bảng xếp hạng giải bóng đá brazil】Vốn FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục chảy vào Bình Dương
Tập đoàn Tokyu không phải là nhà đầu tưxa lạ tại Bình Dương. Đến nay,ốnFDItừNhậtBảnHànQuốctiếptụcchảyvàoBìnhDươbảng xếp hạng giải bóng đá brazil Tokyu là chủ đầu tư có vốn đầu tư cam kết lớn nhất tại tỉnh này, với 1,2 tỷ USD. Bằng việc liên doanh với Tổng công ty Becamex, Tokyu đã triển khai nhiều dự ántại Bình Dương, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, như Dự án căn hộ cao tầng Sora Gardens, khu mua sắm Hikari, các tuyến xe buýt Becamex Tokyu…
Theo ông Nomoto Hirofumi, Dự án Tuyến xe buýt nhanh BRT sử dụng vốn vay ODA, nên có nhiều thuận lợi để triển khai đúng tiến độ. Ngoài ra, quá trình hoàn thiện những tiện tích cần thiết cho một đô thị như giao thông, nhà ở, văn phòng, trường học… tại Bình Dương đang diễn ra nhanh chóng và đó là cơ sở để Tokyu mong muốn đầu tư vào các dự án hạ tầng tại đây trong thời gian tới.
Phối cảnh Tuyến xe buýt nhanh BRT tại Bình Dương |
Không chỉ có Tokyu, mà nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn khác cũng đang có kế hoạch rót vốn, triển khai dự án đầu tư tại Bình Dương.
Chẳng hạn, cuối tháng 11 vừa qua, Tập đoàn Kolon Industries (Hàn Quốc) đã ký bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Dương và công bố hợp đồng thuê đất tại Khu công nghiệp Bàu Bàng. Theo đó, Tập đoàn Kolon thuê 42 ha đất tại đây để triển khai đầu tư dự án sản xuất sợi bố vỏ xe ô tô, sản xuất túi khí ô tô và các sản phẩm khác…, với tổng vốn đầu tư đến năm 2026 là khoảng 600 triệu USD.
Ông Lee Woong Yeul, Chủ tịch của Kolon cho biết, là tập đoàn đa ngành nghề, chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như bố lốp, túi khí ô tô, màng phim dùng trong công nghiệp điện, điện tử..., Kolon đã triển khai dự án đầu tư tại nhiều quốc gia. Nhằm mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, Tập đoàn Kolon Industries đã lựa chọn Bình Dương để thực hiện dự án sản xuất bố lốp và túi khí ô tô theo nhiều giai đoạn đầu tư, với tổng vốn đầu tư có thể lên tới 1 tỷ USD…
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương cho biết, tính đến thời điểm này, Bình Dương đã vượt kế hoạch thu hút vốn FDI của năm nay là 1,5 tỷ USD. Điều đáng nói, từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút được nhiều dự án lớn, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh và quy hoạch phát triển công nghiệp. Các lĩnh vực được đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp phụ trợ, điện - điện tử, công nghiệp chế biến - chế tạo...
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng cho rằng, rất khó để Bình Dương có thể đạt được kết quả ngoạn mục như năm trước. Cụ thể, trong năm 2015, Bình Dương đã thu hút được gần 3,3 tỷ USD vốn FDI, trong đó cấp phép đầu tư cho 216 dự án mới với tổng vốn đăng ký 2,4 tỷ USD và điều chỉnh tăng vốn hơn 900 triệu USD.
Thêm tín hiệu cho thấy, có thể trong thời điểm cuối năm, nhiều dự án có quy mô vốn lớn đã được cấp phép tại Bình Dương sẽ tiếp tục tăng vốn. Cụ thể, theo một số thông tin, Tập đoàn Far Eastern (Đài Loan) sau khi được cấp phép dự án vải sợi cho ngành dệt may tại Bình Dương đầu năm 2015 với vốn cam kết là 274 triệu USD có thể tăng vốn đầu tư lên 700 triệu - 1 tỷ USD.
Trong khi đó, theo tờ Taipei Times của Đài Loan, Chủ tịch Tập đoàn Cheng Loong cho biết, tập đoàn này có thể tiếp tục đầu tư hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Việt Nam khi xây dựng xong nhà máy mới tại Bình Dương, bởi nhà máy hiện tại ở Việt Nam chỉ có các sản phẩm đầu cuối.
Được biết, Dự án nhà máy giấy của Cheng Loong tại Bình Dương được cấp phép đầu tư cuối năm 2015, với tổng mức đầu tư lên tới 1 tỷ USD, xây dựng trên diện tích 75 ha, công suất lên tới 1 triệu tấn giấy công nghiệp và 50.000 tấn giấy tiêu dùngmỗi năm. Dự án này được khởi công trong năm nay và dự kiến bắt đầu cung cấp giấy ra thị trường vào đầu năm 2018.