【feyenoord vs lazio】Phát triển thương hiệu góc nhìn từ vải thiều Bắc Giang
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-12 16:04:45 评论数:
(CMO) Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản là hướng đi đúng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện Cà Mau đã xây dựng, bảo hộ được nhiều nhãn hiệu tập thể như: mật ong U Minh Hạ, cá khô bổi U Minh, tôm khô Rạch Gốc, cua Năm Căn, mắm lóc Thới Bình, cá chình - cá bống tượng Tân Thành, bồn bồn Cái Nước, cá khoai Cái Đôi Vàm, chuối khô Trần Hợi, bánh phồng tôm Mũi Cà Mau... Nhưng thực tế mặc dù đã xây dựng được nhãn hiệu nhưng việc phát triển các sản phẩm đặc sản Cà Mau gặp không ít khó khăn do thị trường tiêu thụ chưa ổn định; nhiều sản phẩm hàng hoá chưa đáp ứng yêu cầu thị trường; vùng sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, đặc biệt tình trạng được mùa mất giá vẫn diễn ra.
Khó tiếp cận thị trường
Cà Mau có nhiều sản phẩm nông sản được người tiêu dùng đánh giá cao về giá trị, chất lượng, thế nhưng có một nghịch lý là khi đưa những sản phẩm này vào trị trường tiêu thụ với yêu cầu cao thì luôn gặp khó. Dưa hấu Lý Văn Lâm là một trong số ít sản phẩm có thể đưa vào được siêu thị lớn như Co.opmart khi họ có hướng đi đúng và tuân thủ triệt để các yêu cầu kỹ thuật khi gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Nhiều loại khô từ cá biển, cá đồng đã xây dựng được thương hiệu đặc trưng Cà Mau. |
Ông Thái Văn Năm, ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết: “Nhiều năm nay, gia đình trồng dưa theo mô hình VietGAP đều cho năng suất cao và có giá tiêu thụ ổn định”.
Ông Nguyễn Đông Dương, Giám đốc HTX Lý Văn Lâm, cho biết: “HTX đã tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ, việc đưa được dưa hấu Lý Văn Lâm vào siêu thị là bước đi tích cực, nâng cao uy tín, khẳng định chất lượng sản phẩm. Qua đó giúp sản phẩm này có chỗ đứng vững chắc và ngày càng phát triển trong thời gian tới". Ông Dương cũng cho biết thêm, thực tế qua 3 năm phát triển, sản phẩm của HTX cũng trải qua nhiều chìm nổi, năm đầu tiên thì sản lượng nhiều tiêu thụ không hết, rút kinh nghiệm, HTX điều chỉnh sản xuất, đồng thời hướng dẫn bà con tuân thủ triệt để quy trình kỹ thuật VietGAP nhằm nâng cao chất lượng. Chính vì vậy, năm vừa rồi sản phẩm tiêu thụ rất tốt, đã vào được siêu thị.
Tuy nhiên, không phải sản phẩm nông sản nào của tỉnh cũng tìm được hướng đi và đầu ra ổn định như dưa hấu Lý Văn Lâm. Nhiều nhãn hiệu tập thể của tỉnh vẫn đang phải vật lộn với tình trạng được mùa - mất giá, thiếu vùng nguyên liệu hoặc tình trạng sản xuất manh mún. Chẳng hạn như cá khô bổi U Minh, hiện vẫn còn đó nỗi lo bởi đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh.
Anh Văn Công Vẹn, Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời, nói: “Có năm người dân bỏ ao trống không nuôi cá bởi giá thấp, họ không dám đầu tư. Khi chưa đến giai đoạn thu hoạch thì giá cá cao đến khi mình thu hoạch giá lại xuống quá thấp. Có giai đoạn cá bổi là mô hình sản xuất hiệu quả ở huyện Trần Văn Thời. Lúc cao điểm, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích vùng nuôi, nhưng vài năm trở lại đây diện tích nuôi cá bổi ngày càng giảm".
Ông Trần Quốc Việt, cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Việt, ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Trước đây sản lượng khô bổi làm ra nhiều do nguồn cung dồi dào, nhưng vài năm nay nguồn nguyên liệu ngày càng ít, do giá cá trồi sụt thất thường. Tình trạng này không chỉ người nuôi cá gặp khó mà những cơ sở sản xuất khô như chúng tôi cũng lao đao vì thiếu nguyên liệu”.
Cần phát triển đồng bộ và có định hướng
Có thể thấy, đa phần các nhãn hiệu tập thể của tỉnh sau khi được công nhận, người dân phải “tự bơi” trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Điều này cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng “được mùa - mất giá” thường xuyên xảy ra. Nông dân Cà Mau hiện phần lớn vẫn còn thói quen sản xuất, tiêu thụ theo kiểu truyền thống, ngoài việc phổ biến kiến thức, tập huấn khoa học - kỹ thuật trong nuôi trồng, ngành chức năng nên là cầu nối đồng hành cùng nông dân tìm kiếm các đầu mối thu mua, bảo quản và chế biến thành phẩm. Đây là điều hết sức cần thiết.
Ngày 6/6/2020, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công thương tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020. Hội nghị được kết nối trực tuyến với hơn 61 điểm cầu trong cả nước và các điểm cầu tại tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc). Đây chính là một ví dụ điển hình cho việc ngành chức năng, chính quyền địa phương đồng hành cùng với nông dân phát triển, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh. Phát biểu tại hội nghị trực tuyến này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn cho biết: “Trong năm 2020, Bắc Giang trồng khoảng 28.000 ha vải thiều, tổng sản lượng ước đạt 160.000 tấn. Do tác động của dịch Covid-19, việc thu mua vải thiều của các doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài rất hạn chế. Với khó khăn trên, Bắc Giang đã chủ động xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm này. Hội nghị trực tuyến lần này cũng là cách để Bắc Giang kết hợp với các địa phương tiêu thụ sản phẩm vải thiều trong nước cho nông dân trồng vải, đồng thời nhờ các tỉnh có cửa khẩu biên giới tạo thuận lợi cho sản phẩm vải thiều của tỉnh thông quan”.
Hiện vải thiều tươi của Bắc Giang đã được xuất sang 30 quốc gia, trong đó có các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU... Không chỉ vậy, Bắc Giang còn kết hợp với các doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều của tỉnh. Tại hội nghị, bà Phạm Thị Thuỳ Linh, đại diện Tập đoàn Central Retail, cho biết: “Năm 2020, nhằm giúp nông dân đẩy mạnh tiêu thụ trái vải, Central Retail sẽ tổ chức tuần lễ quảng bá và giới thiệu trái vải tại Hà Nội và đưa trái vải vào bán trong hệ thống 38 siêu thị BigC & GO trên cả nước. Central Retail cam kết, mua 5 container chở vải thiều Lục Ngạn đến hệ thống siêu thị BigC & GO và Lan Chi Mart trên cả nước, đưa những trái vải tươi, ngon đến tay người tiêu dùng”.
Có thể nói, Bắc Giang đã có cách làm bài bản để quảng bá cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh mình, không để người dân tự bơi trong quá trình tìm đầu ra sản phẩm. Khi sản phẩm chủ lực phát triển và có thị trường tiêu thụ ổn định thì cũng là cách để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhìn từ cách thức xúc tiến, quảng bá trái vải của tỉnh Bắc Giang, có thể thấy Cà Mau còn nhiều việc phải làm để phát triển được các nhãn hiệu tập thể đã được công nhận trong thời gian qua cũng như các sản phẩm có thể được công nhận trong thời gian tới. Như lời trần tình của Giám đốc HTX Lý Văn Lâm Nguyễn Đông Dương: “Thực tế thì chúng tôi đã có chỗ đứng ở khu vực và TP Hồ Chí Minh, nhưng để mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc, miền Trung thì hiện không có khả năng. Hiện giá dưa hấu cũng chưa được nâng lên trong khi chi phí để đóng gói và vận chuyển là rất lớn. Mong muốn lớn nhất lúc này là có những doanh nghiệp đến và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thì mới có thể mở rộng sản xuất, phát triển thêm thị trường tiêu thụ, còn năng lực hiện tại của HTX thì chưa đủ”.
Có thể thấy, để xây dựng được một nhãn hiệu tập thể được chứng nhận là không dễ dàng, nhưng duy trì và phát triển được sản phẩm lại còn khó hơn. Chúng ta không chỉ có xây dựng mà còn phải quản lý, quảng bá để nâng cao giá trị sản phẩm. Điều này cần sự chung tay giúp sức của rất nhiều bên liên quan nhằm giúp sản phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng được thuận lợi, hiệu quả chứ không nên để người sản xuất tự bơi trong một thị trường nông sản đầy biến động hiện nay./.
Đặng Duẩn