【vợ phil foden】Hình thành văn hóa “đã uống rượu bia thì không lái xe”
T
Việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe đang phát huy rất hiệu quả,ìnhthànhvănhóađãuốngrượubiathìkhônglávợ phil foden theo đánh giá của Bộ Công an. |
Phải xử lý nghiêm
Bộ Công an vừa hoàn thiện báo cáo giải trình của Chính phủ về một số nội dung lớn trong dự ánLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ gửi xin ý kiến Chính phủ.
Thảo luận dự án luật này tại Kỳ họp thứ sáu, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, đề nghị có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện để có cơ sở quy định trong dự thảo Luật cho phù hợp.
Sau Kỳ họp, Bộ Công an, Bộ Y tếđã tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tổ chức điều tra xã hội học, hội thảo khoa học về: “Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ” , lấy ý kiến các chuyên gia y tế tại các bệnh viện lớn của Việt Nam.
Kết quả cho thấy, rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần và hành vi của con người đặc biệt là những người sau khi sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các nhà khoa học đều đồng thuận cao, phải xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có sử dụng rượu, bia.
Dự thảo báo cáo cũng đưa ra những con số đáng báo động về tác tại của rượu, bia. Đó là từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023 số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20% tổng số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ gây ra, trong số đó 80% là lỗi do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia gây ra.
Theo thống kê, điều tra xã hội học đối với 43.765 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam của Bộ Công an thì có 22.442 phạm nhân trước khi phạm tội đã sử dụng rượu, bia, (chiếm 51,28% đối với 7 nhóm tội danh như: Giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ).
Từ năm 2018 đến năm 2023, tổng số lượt nạn nhân đến cấp cứu, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do tai nạn giao thông đường bộ gây ra là 2.742.395 lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn tương sọ não là 381.269 lượt người (chiếm 13,9%). Trong đó, số nạn nhân có liên quan đến rượu, bia là 425.619 lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn tương sọ não là 70.522 lượt người (chiếm 16,6%). Như vậy, tỷ lệ số lượt nạn nhân bị chấn tương sọ não vì tai nạn giao thông đường bộ do có liên quan đến rượu, bia cao hơn tỷ lệ số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não nói chung.
Dự thảo nêu rõ, việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe đang phát huy rất hiệu quả. Trong năm 2023, sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia giảm 25% số vụ, 50% số người chết, 22% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, cần tiếp tục duy trì việc kiểm soát, xử lý quyết liệt, phát huy hiệu quả hơn nữa của chủ trương này.
Tiếp tục cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn
Theo dự thảo báo cáo, hiện nay, các quốc gia trên thế giới quy định xử lý rất nghiêm khắc đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn, chia làm 2 nhóm: Nhóm các quốc gia nghiêm cấm tuyệt đối vi phạm nồng độ cồn và Nhóm các quốc gia quy định về ngưỡng nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở được phép đối với người lái xe, theo đối tượng.
Tuy nhiên, trong điều kiện văn hóa và giao thông ở Việt Nam hiện nay thực sự rất cần quy định nồng độ cồn bằng không khi điều khiển phương tiện. Vì, điều kiện giao thông ở Việt Nam hiện nay có nhiều đặc thù. Giao thông trên đường tại Việt Nam đòi hỏi tài xế phải duy trì sự tỉnh táo và phản xạ nhanh hơn rất nhiều lần nước khác nếu tình huống bất ngờ xảy ra.
“Văn hóa ẩm thực của Việt Nam có nhiều điểm đặc thù, có tính cả nể. Nếu quy định nồng độ bằng không thì không uống. Nhưng nếu có một hạn mức nào đó thì lái xe có thể gặp trường hợp bị ép uống. Bên cạnh đó, đồ uống có cồn gây nghiện, đã bắt đầu uống là không dễ dừng, mà khi đã say thì sẽ khó nhớ luật quy định gì”, dự thảo nêu.
Bên cạnh đó, Bộ Công an nhìn nhận, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân hiện nay chưa tốt, xem thường pháp luật, cố ý vi phạm pháp luật về giao thông, thậm chí thách thức lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, xử lý. Khi một ý thức tồi có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người, do đó, xã hội rất cần sự nghiêm khắc.
Hiện quy định cấm người tham gia giao thông điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia (trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn) đã được quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật không cấm uống rượu, bia mà chỉ cấm uống rượu, bia sau đó điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Bộ Công an đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho tiếp tục kế thừa quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cấm người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn tham gia giao thông để có chế tài xử lý nghiêm khắc, dần hình thành thói quen, văn hóa “Đã uống rượu bia không lái xe”. Sau khi ý thức, văn hóa giao thông hình thành tốt có thể nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.
Theo chương trình phiên họp thứ 31, sáng 15/3 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hoàn thiện dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
相关推荐
- Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- Đoàn xe IAEA bị tấn công ở Ukraine, kho đạn Nga tại Yenakiieve bốc cháy
- Tổng thống Ukraine xác nhận số thương vong lớn kể từ đầu xung đột
- Phái sinh: Biến động mạnh trong các phiên giao dịch đầu tuần sau?
- Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam bị phạt 200 triệu đồng
- Hải quan TP.HCM: Trên 50% số tờ khai tham vấn giá bị tăng thuế
- 8 triệu cổ phiếu của VIWACO giao dịch trên UPCoM