Thông tin Nga công bố sắp phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh,ênlửađạnđạoliênlụcđịket qua bonh da hom nay vốn được mệnh danh là “sát thủ ngày tận thế” vào thời gian tới đang khiến giới quân sự của Trung Quốc và Mỹ phải dè chừng. Theo đó, tên lửa xuyên lục địa này sẽ được bắn vào quý II năm nay, một nguồn tin từ Cục Công nghiệp Quốc phòng Nga cho Thông tấn TASS biết vào ngày 20/2.
Trong một bản tin được phát sóng trên đài quốc gia của Trung Quốc hồi đầu tháng, một chuyên gia quân sự nước này cho rằng với những đặc thù độc nhất vô nhị, siêu tên lửa liên lục địa RS-26 có khả năng vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của tối tân hàng đầu của Mỹ, VTC News đưa tin theo tờ Rossiiskaya Gazeta.
Nga dự kiến sẽ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh vào quý II năm 2016 này. Ảnh jejaktapak.com
“Nó thậm chí còn siêu việt hơn cả Topol-M, tên lửa từng làm mưa làm gió một thời. Một trong số các đầu đạn của RS-26 có thể chọc thủng bất cứ lá chắn tên lửa của bất cứ quốc gia nào”, chuyên gia này cho biết. Ông cũng nhận định, siêu tên lửa “ngày tận thế” này của Nga không chỉ làm Mỹ khiếp vía, mà còn khiến Trung Quốc như đang ngồi trên đống lửa.
Vậy điều gì khiến cho RS-26 khoác lên mình cái danh “sát thủ ngày tận thế” khi nó chỉ nặng 80 tấn, tức là chỉ bằng 2/3 so với trọng lượng của người tiền nhiệm RS-24 Yars, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa dài 23mcó khả năng mang bốn đầu đạn nhiệt hạch công suất 300 kiloton.
Hệ thống tên lửa chiến lược Rubezh (còn có tên Avangard) do Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva phát triển trên cơ sở hệ thống tên lửa hạt nhân Yars với phần chiến đấu kiểu tách mang nhiều đầu đạn. Tên lửa nhiên liệu rắn RS-26 cũng mang mấy đầu đạn, nhưng nhẹ hơn (80 tấn so với 120 tấn) nên có tầm bắn nhỏ hơn. Yars có 2 biến thể: cố định và lắp trên xe bệ phóng cơ động, còn RS-26 dự định chỉ phóng từ xe bệ phóng cơ động mặt đất chứ không có biến thể lắp trong giếng phóng.
Theo thông tin trên báo Công An Nhân Dân, tên lửa đạn đạo của Nga RS-26 có khả năng mang nhiều loại đầu đạn (Yars chỉ được trang bị một loại đầu đạn) và có chiều dài khoảng 12m, đường kính 1,8 mét, trọng lượng phóng hơn 30 tấn. Một số nguồn tin cấp cao tiết lộ tốc độ tối đa của RS-26 Rubezh lên đến trên Mach 20 (gấp 20 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 24.500km/giờ).
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga RS-26 có khả năng chọc thủng mọi hệ thống lá chắn tên lửa hiện đại nhất thế giới. Ảnh ITAR-TASS
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga RS-26 có khả năng sống sót rất cao nhờ vào khả năng cơ động, nó rất khó khăn để phát hiện sự di chuyển hoặc khai hỏa. Khi ở trạng thái báo động cao, tên lửa RS-26 có thể di chuyển rời xa các căn cứ và hoạt động tại các khu vực rừng núi. Xe phóng có phạm vi hoạt động tới 500km cho phép tên lửa hoạt động mà không bị phát hiện trên một khu vực tương đương với một quốc gia nhỏ ở châu Âu.
Tầm bắn của tên lửa có thể lên đến 11.000 km, có nghĩa là các đầu đạn khi cần có thể tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Tháng 12/2015, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Rose Gottemoeller đã kêu gọi chính phủ Mỹ áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga chính là với lý do Nga đã vi phạm Hiệp ước thủ tiêu tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn, mà thực tế là ICBM thì không bị chế tài hạn chế.
Bên cạnh đó, theo phân tích trên báo Đất Việt, hệ thống siêu tên lửa của Nga có được trang bị những công nghệ đạn đạo hiện đại nhất hiện nay cho phép diệt mục tiêu chính xác hơn rất nhiều so với mọi tên lửa mà Nga đang sở hữu. Các chuyên gia quốc tế tin rằng, RS-26 có khả năng xuyên thủng nhiều hệ thống phòng thủ, lá chắn tên lửa tinh vi nhất trên thế giới hiện. Nhờ khả năng cơ động, nên RS-26 có cơ hội “sống sót” cao, hệ thống phòng thủ đối phương rất khó phát hiện nó, thậm chí phạm vi giấu mình của nó tương đương với diện tích một quốc gia nhỏ ở châu Âu.
Vì những lý do này, các chuyên gia quân sự thế giới đã thực sự phải kinh ngạc với loại vũ khí quân sự mới của Nga là hệ thống tên lửa trang bị tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) RS-26 Rubezh. Theo các chuyên gia quân sự, RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được. Hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ cũng không thể làm gì được RS-26.
Siêu tên lửa đạn đạo RS-26 của Nga với biệt danh ‘sát thủ’ tận thế đang khiến Mỹ - Trung e dè. Ảnh RIA
RS-26 sẽ được phóng bắn từ nhiều hệ thống di động vì nó được thiết kế không dựa trên phiến bản silo (hầm phóng giấu dưới lòng đất được thiết kế riêng cho một loại tên lửa). Loại hỏa tiễn này dự kiến sẽ phục vụ binh chủng tên lửa Irkutsk trực thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến thuật Nga từ năm 2016. Giới chuyên gia bình luận, sự ra đời của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga RS-26 Rubezh có thể sẽ làm phá sản kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa tốn kém hàng tỉ USD mà Mỹ đang cố gắng để thực hiện.
Thực vậy, giới quan sát nhận định nếu tên lửa này thật sự chọc thủng được lá chắn của NATO, Nga sẽ triển khai chúng tại vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad và khu vực biên giới với các nước Baltic. Cũng không loại trừ khả năng Moscow điều RS-26 Rubezh đến Bắc Cực, một trong những khu vực ưu tiên chiến lược của Nga hiện nay và đang chứng kiến một cuộc đua giành chủ quyền giữa nhiều nước.
Thanh Huyền(T/h)
Công dân Việt Nam bị sát hại liên tiếp ở Angola, Bộ Ngoại giao nói gì?