Cây sâm Ngọc Linh. TheâmNgọcLinhvàchômchômLongKhánhđượcbảohộchỉdẫnđịalýkèo rungo đó, Cục SHTT đã ban hành Quyết định số 3235/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00049 cho sản phẩm sâm Ngọc Linh và Sở KH&CN tỉnh Kon Tum, Quảng Nam là tổ chức quản lý của chỉ dẫn địa lý nổi tiếng này.
Một số kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy sâm Ngọc Linh có các tác dụng dược lý như bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, chống stress tâm lý, chống lão hóa, kháng khuẩn, cải thiện chức năng gan… Sâm Ngọc Linh, hay còn gọi là sâm K5 được coi là sản vật quý của núi rừng Ngọc Linh. Với sự nỗ lực của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam, đến nay sâm Ngọc Linh đã được bảo tồn và hướng đến phát triển một cách bền vững. Theo đó, khu vực địa lý bao gồm xã Măng Ri, xã Ngọc Lây thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, xã Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Trước đó, đơn vị cũng đã ban hành Quyết định số 2350/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00048 cho sản phẩm chôm chôm Long Khánh. Đây là sản phẩm thứ hai của tỉnh Đồng Nai được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Hai sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Long Khánh đó là chôm chôm nhãn Long Khánh và chôm chôm tróc Long Khánh. Chôm chôm nhãn Long Khánh là quả có giống chôm chôm Nhãn; chôm chôm tróc Long Khánh là quả chôm chôm của giống chôm chôm Java (hay Giava) được trồng, bảo quản và đóng gói tại khu vực địa lý.
Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Long Khánh là quả chôm chôm: được trồng ở các xã: Bình Lộc, Xuân Tân, Bảo Vinh, Bảo Quang (thị xã Long Khánh); Xuân Định, Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc); Xuân Thiện, Quang Trung, Gia Kiệm và Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất); xã Sông Nhạn, Xuân Quế, Bảo Bình và Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ), tỉnh Đồng Nai; được bảo quản, đóng gói tại các khu vực gồm: thị xã Long Khánh, huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. |