【keo bóng da hôm nay】Bài 2: Cơ cấu nguồn điện nào phù hợp nhất với Việt Nam?
作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:14:54 评论数:
Bài 1: Thế giới sử dụng nhiệt điện than thế nào?àiCơcấunguồnđiệnnàophùhợpnhấtvớiViệkeo bóng da hôm nay |
Thủy điện lớn ở Việt Nam cơ bản đã khai thác hết |
Thủy điện có công suất lớn đã khai thác cạn
Tính đến cuối tháng 9.2018, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 47.900 MW, trong đó cơ cấu các các nguồn sản xuất điện: nhiệt điện than 36%, nhiệt điện khí 25%, thủy điện chiếm 36%, dầu 1%, điện nhập khẩu từ Lào, Trung Quốc (2%).
Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng hơn 7%/năm trong giai đoạn 2016-2030, tốc độ phát triển nguồn điện phải đạt khoảng 11%/năm.
Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020, tổng công suất của hệ thống điện cần phải đạt khoảng 60.000MW, đến năm 2030 khoảng 129.000MW. Do đó có việc đầu tư phát triển các dự án nguồn điện là rất cấp bách.
Thủy điện đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất điện. Năm 2017, thủy điện có tổng công suất khoảng 17.000 MW, chiếm khoảng 36%. Theo dự báo của Quy họach điện VII điều chỉnh, đến các năm 2020 và 2030 tỷ trọng thủy điện tương ứng là 29.5% và 15%.
Thủy điện lâu nay vẫn được xem là nguồn năng lượng sạch, chi phí sản xuất thấp. Ngoài mục tiêu phát điện, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.
Tuy nhiên nhược điểm của thủy điện là phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, các dự án thủy điện thường cần có hồ chứa lớn nên chiếm rất nhiều diện tích đất đai.
Chưa kể thực tế, tới nay, hầu hết các dự án thủy điện lớn có công suất trên 100 MW và các dự án có vị trí thuận lợi, chi phí đầu tư thấp đã được triển khai. Trong thời gian tới, chỉ có thể khai thác các dự án thủy điện công suất nhỏ với chi phí đầu tư cao. Có thể nói, việc phát triển nguồn điện hiện nay không thể phụ thuộc vào việc khai thác thủy điện.
Một dự án điện hạt nhân (ảnh minh họa) |
Điện hạt nhân đã dừng, năng lượng tái tạo chưa “thực dụng”
Về điện hạt nhân, dự án được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 41/2009/QH12 ngày 25.11.2009 gồm 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; công suất lắp đặt mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế thay đổi, dư địa tiết kiệm điện còn nhiều, khả năng liên kết lưới điện khu vực để trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng, tiềm năng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời trở nên khả thi về kinh tế do giá thành sản xuất điện từ các dạng năng lượng này đã giảm đáng kể và Việt Nam đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại có mức độ ưu tiên cao hơn nên ngày 22.11.2016, Quốc hội khóa XIV đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Vấn đề đặt ra, chúng ta cần có các dự án nguồn điện khác bổ sung, thay thế cho điện hạt nhân đã dừng.
Năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời có tiềm năng khai thác lớn nhưng có nhược điểm là công suất không liên tục và không ổn định, hệ số khả dụng không cao do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên không thể làm tải nền cho hệ thống điện. Chưa kể chi phí đầu tư vẫn còn cao, để đầu tư vào điện gió, điện mặt trời cần những nhà đầu tư có thực lực mạnh, thậm chí chấp nhận lỗ trong giai đoạn đầu. Chưa kể, điện gió, điện mặt trời trước mắt chưa thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng khác.
Còn nhiệt điện khí, nguồn này vẫn đóng vai tròquan trọng trong tỷ trọng nguồn điện quốc gia. Năm 2017, nhiệt điện khí có tổng công suất lắp đặt khoảng 7.500 MW, sản xuất được 44 tỷ kWh điện.
Ưu điểm trông thấy của nhiệt điện khí là phát thải thấp, chi phí đầu tư thấp, có thể đáp ứng nhanh công suất cho hệ thống điện.
Nhưng do hiện nay hầu hết các mỏ khí lớn như Bạch Hổ, Nam Côn Sơn… cung cấp khí cho các cụm nhiệt điện khí Phú Mỹ, Nhơn Trạch đã dần cạn kiệt. Việc thăm dò, khai thác các mỏ khí mới không phải là điều dễ dàng trong ngày một ngày hai.
IAE dự báo công suất tiêu thụ than trong sản xuất điện của khu vực Asean vào năm 2035 sẽ tăng 150% so với năm 2013. Tỷ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu sản xuất điện dự kiến sẽ tăng từ 32% vào năm 2013 lên 48% vào năm 2035. |
(Còn tiếp)