Lừa đảo mới nhắm vào nạn nhân vụ Mr. Pips Vụ lừa đảo đầu tư tài chính trên không gian mạng do Phó Đức Nam (hay còn gọi là Mr. Pips,ừađảotrênkhônggianmạngNạnnhânvụMrPipstiếptụclàmụctiêuthuhồitiềbóng đá số wap sinh năm 1990, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) và Lê Khắc Ngọ (Mr. Hunter, sinh năm 1990, trú tại Hà Nội) cầm đầu đã gây chấn động dư luận. Cơ quan chức năng xác định tổng cộng 2.661 bị hại với giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên đến 5.200 tỷ đồng. Fanpage có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong khi cơ quan điều tra đang tiến hành xử lý vụ việc, trên mạng xã hội lại xuất hiện nhiều tài khoản mạo danh, mời gọi hỗ trợ nạn nhân lấy lại tài sản. Đây là chiêu thức lừa đảo không mới nhưng tiếp tục được các đối tượng biến tướng tinh vi, khiến nhiều người sập bẫy. Theo ghi nhận, Fanpage có tên “Công ty tiếp nhận thu hồi vốn hiệu quả”. Tài khoản này đăng tải các video liên quan đến vụ án của Mr. Pips, kèm theo cam kết: “Chúng tôi hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo của Mr. Pips. Nhận xử lý hồ sơ, lấy lại trên 70% số tiền bị lừa của quý khách. Chi phí hợp lý, thanh toán sau”. Nội dung đăng tải trên fanpage có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bài đăng được chạy quảng cáo rộng rãi, tính đến ngày 15/12/2024 bài đăng từ ngày 12/12/2024 đã thu hút hơn 163.000 lượt xem, 3.600 lượt thích và 831 bình luận; bài đăng từ ngày 14/12/2024 đã thu hút 65.000 lượt xem, 2.500 lượt thích cùng 624 bình luận. Đáng chú ý, nhiều bình luận giả mạo khẳng định đã “nhận lại được tiền” sau khi liên hệ, nhằm tạo lòng tin và thu hút thêm nạn nhân. Tuy nhiên, cũng có nhiều bình luận tố cáo công ty này là lừa đảo. Mục tiêu chính của các đối tượng là lợi dụng tâm lý mong muốn lấy lại tài sản của nạn nhân vụ lừa đảo, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc trả trước một khoản tiền “xử lý hồ sơ”. Sau khi nhận được tiền, chúng lập tức biến mất. Cảnh báo từ cơ quan chức năng Các đối tượng lừa đảo thường giả mạo cơ quan công an, công ty luật hoặc văn phòng luật sư. Chúng sử dụng hình ảnh, video cắt ghép để tạo dựng lòng tin, cam kết “thu hồi tiền bị lừa” mà không cần đặt cọc, chỉ thu phí sau khi thành công. Để tăng tính thuyết phục, các tài khoản này còn tạo ra nhiều bình luận giả mạo, tương tác tích cực vào bài viết nhằm thu hút nạn nhân. Mục tiêu của chúng là tiếp cận các nạn nhân đã từng bị lừa, lợi dụng tâm lý muốn lấy lại tài sản để thực hiện hành vi lừa đảo lần hai. Sau khi nhận tiền hoặc thông tin cá nhân, các đối tượng thường biến mất không để lại dấu vết. Chiêu trò "cảm ơn" tại phần bình luận để tạo niềm tin. Trước tình trạng trên, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã khuyến cáo người dân tuyệt đối không liên hệ với các tài khoản, fanpage, website quảng bá dịch vụ “thu hồi tiền bị lừa”. Người dân cần tỉnh táo, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng này dưới bất kỳ hình thức nào. Bộ Công an nhấn mạnh, các quy trình liên quan đến việc hoàn trả tài sản cho nạn nhân phải tuân thủ đúng quy định pháp luật và chỉ được thực hiện thông qua cơ quan chức năng. Liên quan đến vụ án Mr. Pips, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, khả năng được khắc phục hậu quả, hoàn trả lại tiền trong vụ này là có căn cứ, cơ sở. Vì hiện cơ quan cảnh sát điều tra đã thu giữ giá trị tài sản, tiền tổng cộng hơn 5.200 tỉ đồng. Theo quy định của pháp luật, quy trình hoàn trả lại tiền gồm các bước sau: Bước 1: Bị hại cần làm đơn trình báo + chứng cứ chứng minh số tiền thiệt hại. Trong đơn nêu rõ số tiền, hành vi, thời điểm, các thông tin liên quan, tham gia sàn nào? Các chứng cứ có thể là tin nhắn, phiếu chuyển tiền (bản pho to + vi bằng càng tốt) để gửi cho phía cơ quan tố tụng. Bước 2: Các bị hại sẽ được xác định tư cách bị hại, được tham gia tố tụng (lấy lời khai, tham gia phiên tòa). Vụ án sẽ qua các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Khi có bản án phúc thẩm có hiệu lực xong, các bên sẽ làm đơn yêu cầu thi hành án cùng bản án gửi đến Cục thi hành án TP Hà Nội để được hoàn trả lại tiền. Duy Trinh |