【kết quả lorient】Tăng trưởng xuất khẩu sang EU có thể tăng thêm 4
Thông tin tại buổi họp báo,ăngtrưởngxuấtkhẩusangEUcóthểtăngthêkết quả lorient ông Vũ Nhữ Thăng – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết: Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sẽ được EU xoá bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc có lộ trình không quá 7 năm.
Một số sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm của EU sẽ không xóa bỏ thuế quan nhưng EU sẽ dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực như ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và sản phẩm có chứa đường, tinh bột sắn.
Đối với nhập khẩu của Việt Nam, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU, và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU.
Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của WTO.
Một số mặt hàng quan trọng, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 9 năm đối với ô tô phân khối lớn (trên 3.000cc cho động cơ xăng và trên 2.500cc cho động cơ diesel) và 10 năm đối với các loại ô tô còn lại. Linh kiện, phụ tùng ô tô được xóa bỏ thuế quan sau tối đa 7 năm. Xe máy xóa bỏ thuế quan sau 7 năm đối với xe máy phân khối lớn (trên 150cc) và sau 10 năm đối với các nhóm xe máy còn lại... Sữa và sản phẩm sữa xóa bỏ sau 3-5 năm...
Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu với hàng xuất khẩu sang EU với lộ trình lên đến 15 năm. Những mặt hàng quan trọng còn lại sẽ tiếp tục được duy trì thuế xuất khẩu.
Trước băn khoăn của phóng viên về con số 70% doanh nghiệp “không hiểu gì về các cam kết hội nhập”, ông Vũ Nhữ Thăng cho hay, con số này nằm trong kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với những cam kết đã ký và con số đó là “mức độ tận dụng cơ hội thì chính xác hơn”.
Theo ông Thăng, quá trình hội nhập là một quá trình lâu dài và sâu rộng, từ việc Việt Nam gia nhập ASEAN đến WTO, sau đó là hàng loạt các cam kết với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và nay là EU.
“Nếu đánh giá việc có tận dụng được hay không những cơ hội do các cam kết đem lại thì cần đánh giá từ 2 phía” – ông Thăng nói.
Một mặt là công tác tuyên truyền, phổ biến từ cơ quan quản lý. Ngay khi hoàn thiện các cam kết, Bộ Tài chính đều có kế hoạch phổ biến, tuyên truyền. Vừa qua, Bộ cũng đã phối hợp với VCCI để có những buổi tập huấn phổ biến về các cam kết trong các hiệp định thương mại để doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt tình hình và đưa ra những đánh giá chính xác hơn về khả năng của doanh nghiệp mình.
Mặt khác, từ phía doanh nghiệp, ông Thăng cho rằng, bản thân doanh nghiệp phải có cách tiếp cận, nỗ lực, quan tâm và từ đó vạch ra hướng đi phù hợp cho mình, sau đó chuyển kế hoạch thành hành động, thành lợi ích để tận dụng được các cơ hội.
“Để đạt được hiệu quả cao nhất, 2 phía cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau” – ông Vũ Nhữ Thăng khẳng định.
Chia sẻ thêm về tác động của Hiệp định Việt Nam – EU, ông Hà Duy Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết: Trong 10 năm qua, tăng trưởng xuất khẩu sang EU luôn đạt tốc độ từ 15% đến 17%/năm. EU là thị trường XK quan trọng của nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam.
“Nhìn vào những mặt hàng thế mạnh của chúng ta và với những cam kết về xuất khẩu với EU, mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể tăng thêm 4-5% nữa” – ông Tùng khẳng định.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/668c798396.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。