发布时间:2025-01-10 20:00:29 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị tăng giờ làm thêm bù lao động thiếu hụt | |
Doanh nghiệp thủy sản lo lắng về quy định lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải |
Doanh nghiệp thủy sản mong muốn được hỗ trợ tiền điện để giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất. Ảnh: T.H |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 28/8/2021 của Chính phủ có nội dung quy định phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) và đã được Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn chi tiết tại văn bản số 5411/BCT-ĐTĐL ngày 6/9/2021. Sự hỗ trợ này một trong những nội dung quan trọng được các doanh nghiệp thuỷ sản vui mừng, chờ đợi.
Theo đó, doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản là nhóm đối tượng được Chính phủ hỗ trợ giảm tiền điện thuộc “khách hàng sử dụng điện là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tinh, thành phổ trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chi thị số 16/CT-TTg tại thời điểm ngày 25/8/2021”.
Tuy nhiên, trong gần 1 tháng qua, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản tại An Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Thuận… phản ánh sự bất bình do không được địa phương hỗ trợ giảm tiền điện đợt 5 theo các quy định nêu trên.
Lý do được hầu hết các đơn vị ngành điện tại các tỉnh đưa ra là “tỉnh không thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh theo chỉ thị 16/CT-TTg tại thời điểm ngày 25/8/2021.
Chẳng hạn, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, lý do được đưa ra chỉ có huyện Côn Đảo không thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 dù toàn bộ các địa bàn còn lại của tỉnh trong đất liền đều thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 tại thời điểm ngày 25/8/2021.
Theo các doanh nghiệp, trong thời điểm khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, sự hỗ trợ và “tiếp sức” của Chính phủ cho doanh nghiệp vào lúc này là vô vùng có ý nghĩa, không chỉ về tinh thần mà đặc biệt cho các nỗ lực phục hồi sản xuất của cả ngành hàng.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, trong giai đoạn dịch Covid-19 phức tạp nhất (từ cuối tháng 7 đến tháng 9/2021), tại các tỉnh tập trung của ngành thuỷ sản dù áp dụng Chỉ thị 16 hay cả Chỉ thị 16 và Chỉ thị 15, các doanh nghiệp thủy sản đều bị ảnh hưởng chung như nhau.
Điểm chung thứ nhất, việc lưu thông (con người, nguyên liệu, hàng hoá…) trong tỉnh và giữa các tỉnh đều tắc nghẽn hoặc hạn chế; điểm chung thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp thuỷ sản sử dụng nhiều lao động đều phải thực hiện phương án sản xuất cầm chừng “3 tại chỗ” theo quy định và hướng dẫn của địa phương, nếu không đáp ứng “3 tại chỗ” thì phải ngừng sản xuất.
Như vậy, không có sự khác nhau về “khó khăn” của doanh nghiệp tại các tỉnh. Việc lưu thông tắc nghẽn và hai trạng thái “cầm chừng 3 tại chỗ” hay “ngừng sản xuất” của nhà máy đã khiến ngành thuỷ sản chịu tác động khó khăn vô cùng lớn. Đây chính là mấu chốt khiến ngành thuỷ sản giảm 60-70% công suất, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 giảm 27%, tháng 9/2021 giảm 24%, tháng 10 (dự kiến) giảm trên 20%.
“Chúng tôi thấy rằng trong hai văn bản quy định giảm tiền điện nêu trên không có chữ “toàn tỉnh” trong phạm vi điều chỉnh, mà tập trung theo tinh thần “đúng đối tượng” bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việc một số đơn vị ngành điện hướng dẫn thêm về phạm vi, đối tượng được hưởng hỗ trợ tiền điện (đợt 5) của Chính phủ đã khiến không ít doanh nghiệp thuỷ sản tại nhiều tỉnh đã không được hỗ trợ. Điều này là hoàn toàn chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 97/NQ-CP”- Tổng Thư ký Trương Đình Hòe nhấn mạnh.
Trước bức xúc của doanh nghiệp, ngày 1/11/2021, VASEP đã gửi công văn tới Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo, kiến nghị lãnh đạo các cấp xem xét chỉ đạo để các doanh nghiệp thuỷ sản được hưởng hỗ trợ theo chính sách giảm tiền điện theo quy định cho tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất đặt tại các khu vực có thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, không bắt buộc là nằm trong tỉnh thành có giãn cách toàn tỉnh như thông tin yêu cầu của một số đơn vị ngành điện.
相关文章
随便看看