Trước tình hình nước mặn đang xâm nhập vào địa bàn tỉnh với nồng độ cao và dự báo sẽ còn tăng thêm trong những ngày tới,ựcphngchốngxmnhậpmặxem lại bóng đá tối qua do đó ngành chức năng cùng người dân đã và đang tích cực thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp ứng phó.
Ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ đang sát cánh cùng nông dân trong việc kiểm tra nồng độ mặn để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Theo kết quả đo mặn của ngành chức năng thì từ đầu tháng 2 đến nay, nước mặn từ triều Biển Tây bắt đầu xâm nhập vào địa bàn tỉnh, trong đó huyện Long Mỹ là địa phương có nồng độ mặn cao nhất. Riêng thành phố Vị Thanh, do hệ thống ngăn mặn cống Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành nên tình hình xâm nhập mặn ở địa phương này giảm đáng kể so với cùng kỳ. Cụ thể tại một số điểm chính trên địa bàn huyện Long Mỹ, độ mặn đạt cao nhất từ đầu tháng 2 đến nay dao động từ 2,5-6‰, trong đó độ mặn xuất hiện cao tập trung ở UBND xã Lương Nghĩa, cống Hóc Pó, kênh Mười Thước và bến phà Ngan Dừa (xã Lương Tâm),… Còn trên địa bàn thành phố Vị Thanh, độ mặn cao nhất tại một số điểm chính từ đầu tháng 2 đến nay thì đa phần dưới 1‰, chỉ riêng tại Kênh Lầu thì có một thời điểm đạt 2,1‰, còn lại dao động từ 1,4-1,6‰.
Trước tình hình trên, để bảo vệ vụ lúa Đông xuân đang canh tác đạt thắng lợi và những vườn cây ăn trái, rau màu, thủy sản… không bị ảnh hưởng do mặn thì những ngày qua, nông dân tại những vùng có nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đã và đang chủ động thực hiện nhiều công việc ứng phó.
Đang bơm nước lên ruộng cho hơn 2ha lúa Đông xuân của gia đình được hơn 50 ngày tuổi, ông Quang Văn Em, ở ấp 5, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, thông tin: “Thực hiện theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện, những ngày qua, tôi và nhiều bà con ở cánh đồng này tranh thủ bơm nước lên ruộng để vừa phục vụ kịp thời cho cây lúa sinh trưởng cũng vừa tích trữ nguồn nước ngọt để chủ động ứng phó với đợt xâm nhập mặn được dự báo sẽ có nồng độ mặn ở mức cao trong vài ngày tới. Tôi và bà con cố gắng lấy nước ngọt từ dưới sông lên ruộng đến trước ngày 14-2 rồi ngưng, vì dự báo từ ngày 15 đến 18-2 là nước mặn sẽ xuất hiện”.
Giống như ông Em, ông Nguyễn Thanh Tiền, ở ấp 5, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Những ngày qua, sau khi cập nhật thông tin về nồng độ mặn từ các phương tiện thông tin đại chúng, qua loa phát thanh của huyện, xã và cán bộ đi đo mặn nên tôi và bà con ở cánh đồng này đã chủ động bơm nước ngọt từ kênh lên ruộng để trữ lại được 2 ngày qua. Hiện nay, các trà lúa nơi đây đa phần hơn 50 ngày tuổi và có ruộng đã bắt đầu trổ bông nên việc sử dụng nước trong lúc này là rất cần thiết. Tuy nhiên, điều khá an tâm là hiện ngành chức năng của xã đã tiến hành đóng 2 cống chính ngăn mặn xâm nhập vào nội đồng là cống Số 1 và cống Kênh Lầu. Vì vậy, ngoài việc bà con đã chủ động trữ nước ngọt trên ruộng theo khuyến cáo thì vẫn còn lượng nước ngọt dưới kênh phục vụ nhu cầu sản xuất cho người dân”.
Theo chia sẻ từ nhiều người dân tại các vùng xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ thì ngoài việc chủ động trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, bà con nơi đây còn cảnh giác cao độ mỗi khi nước mặn xâm nhập vào địa bàn. Đó là trước khi bơm nước lên ruộng hay vào vườn cây ăn trái thì bà con đều nếm thử nguồn nước hoặc khi nhìn nước dưới kênh có màu lạ so với bình thường thì ngưng việc sử dụng. Trong khi trước đây, nông dân thường lơ là nên có năm bị ảnh hưởng không nhỏ đến thành quả sản xuất. Mặt khác, ngoài thực hiện tốt các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn của bản thân thì bà con còn thường xuyên nhắc nhở mọi người xung quanh cùng làm tốt công việc vào những tháng cao điểm của xâm nhập mặn, nhất là quan tâm kiểm tra cống, đập dẫn nước để kịp thời phát hiện sự rò rỉ nước từ bên ngoài vào bên trong nội đồng để khắc phục kịp thời.
Cùng với người dân thì thời gian qua, ngành chức năng từ huyện đến các địa phương của huyện Long Mỹ cũng tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn hiệu quả. Điển hình là ngành nông nghiệp huyện đưa ra khung lịch thời vụ xuống giống lúa Đông xuân 2021-2022 sớm cho những vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn; nhờ vậy mà hiện nay tuy độ mặn tại một số vùng của xã Lương Nghĩa đang ở mức khá cao nhưng hầu hết các trà lúa Đông xuân nơi đây đang trong giai đoạn chín nên không cần sử dụng nguồn nước, từ đó lúa Đông xuân sẽ không bị ảnh hưởng do mặn.
Đến ngày 12-2, toàn huyện Long Mỹ đã đắp xong 26/87 đập thời vụ ngăn mặn.
Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, cho hay: Ngoài giải pháp trên thì khi nhận định tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay sẽ đến sớm hơn cùng kỳ nên ngay từ đầu mùa khô, ngoài 3 hệ thống đo mặn tự động được đặt trên địa bàn huyện thì hàng ngày, đơn vị đều phân công cán bộ đi kiểm tra nồng độ mặn để kịp thời phát hiện và thông báo cho người dân biết nhằm có giải pháp ứng phó hiệu quả. Mặt khác, từ việc kiểm tra, theo dõi đường đi của nước mặn sẽ kết hợp với việc vận hành đóng các cống và đắp đập thời vụ ngăn mặn hợp lý. Đến ngày 12-2, toàn huyện đã đóng 24/40 cống và đắp 26/87 đập thời vụ. Tới đây, đơn vị tiếp tục theo dõi sát sao đường đi của nước mặn vào địa bàn để triển khai nhanh và có hiệu quả các giải pháp ứng phó theo kế hoạch đề ra.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Vào thời điểm từ đầu tháng 2 đến nay, mực nước trên địa bàn tỉnh tuy ở thời kỳ triều kém nhưng độ mặn luôn có chiều hướng tăng cao. Và theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thì mực nước đỉnh triều (rằm tháng Giêng) sẽ xuất hiện từ ngày 16 đến 18-2 tới, khi đó khả năng nước mặn với nồng độ cao sẽ xâm nhập sâu vào Hậu Giang. Trước dự báo trên, Sở NN&PTNT tỉnh đề nghị các đơn vị có liên quan của sở và các địa phương trong tỉnh cần thường xuyên theo dõi diễn biến mặn, đồng thời có kế hoạch đóng cống, đắp đập thời vụ kịp thời để hạn chế ảnh hưởng do mặn gây ra.
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh dự báo, nồng độ mặn xuất hiện cao nhất trong tháng 2 là từ ngày 16 đến 18 tới. Cụ thể, trên sông Hậu Biển Đông do triều cường nên nước mặn có khả năng ảnh hưởng tới huyện Châu Thành và thành phố Ngã Bảy, với nồng độ mặn cao nhất đạt 2,2‰ tại cầu Mang Cá, còn tại vàm Cái Côn độ mặn đạt 1,6‰, chợ nổi Ngã Bảy là 1,5‰. Còn theo triều Biển Tây trên sông Cái Lớn, độ mặn cao nhất có thể đạt đến 7,2‰ tại cống Ba Cô trên sông Ngan Dừa, còn tại nhà thờ Tân Phú là 6,5‰, UBND xã Lương Nghĩa ở mức 5,8‰, phà Hỏa Tiến trên sông Nước Đục là 2,6‰… |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC