您现在的位置是:La liga >>正文

【tỷ số genoa】Trong khi ngành ngân hàng liên tục toả sáng, vì sao Vietbank "khiêm tốn" suốt một năm qua?

La liga61972人已围观

简介Trong khi ngành ngân hàng liên tục toả sáng, vì sao Vietbank "khi ...

Trong khi ngành ngân hàng liên tục toả sáng,ànhngânhàngliêntụctoảsángvìsaoVietbankkhiêmtốnsuốtmộtnătỷ số genoa vì sao Vietbank "khiêm tốn" suốt một năm qua?

Quỳnh Chi

Trong khi ngành ngân hàng liên tục tỏa sáng, với những cổ phiếu của nhóm nhà băng tăng trưởng liên tục phá đỉnh thì VietBank gần như im hơi lặng tiếng trên thị trường, cổ phiếu đi ngang trong một năm gần đây.

Là một trong những ngân hàng sinh sau đẻ muộn của hệ thống, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, MCK:VBB) được thành lập trong giai đoạn nền kinh tế đạt đỉnh và bắt đầu đi xuống cách đây 13 năm. Điều này phần nào khiến cho nhà băng này gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kể từ khi thành lập.

Dấuhỏi về khả năng sinh lời

Theo báo cáo tài chính kiểm toán của Vietbank, lợi nhuận trước thuế năm 2020 giảm 20 tỷ đồng so với trước kiểm toán, còn hơn 380 tỷ đồng. Con số này thấp hơn gần 40% so với thực hiện năm 2019.

Một trong những nguyên nhân chính là thu nhập lãi thuần, hoạt động cốt lõi với mọi nhà băng, giảm hơn một nửa so với năm trước, chỉ đạt 573,2 tỷ so với 1.215,9 tỷ năm 2019, trong đó quý 2/2020 ghi nhận âm 75 tỷ đồng.

Thu nhập lãi thuầncủa Vietbank giảm mạnh do ngân hàng thực hiện ngừng dự thu đối với các khoản nợ cơ cấu bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo thông tư 01/2020/TT-NHNN và tăng mạnh huy động tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, đây là hai khoản mục có chi phí vốn cao để bổ sung nguồn vốn hoạt động. Trong khi đó, công tác giải ngân chậm chạp, tài sản tăng chủ yếu ở danh mục trái phiếu chính phủ là loại tài sản có mức lợi suất không cao trong nhiều năm trở lại đây.

Tại kỳ báo cáo gần nhất, mặc dù thu nhập mua bán chứng khoán rất cao, đạt 252 tỷ đồng nhưng Vietbank phải nhờ đến 18 tỷ hoàn nhập dự phòng mới đạt được mức lợi nhuận khiêm tốn 29 tỷ trong cả quý 4/2020.

Lợi nhuận sụt giảm trong khi tổng tài sản tăng mạnh khiến tỷ lệ sinh lời ROA và ROE của Vietbank đều sụt giảm so với năm trước, đạt giá trị lần lượt 0,40% và 6,25%, thấp hơn một nửa so với trung bình hệ thống ngân hàng.

Áp lực tăng vốn chưacó lời giải

Từ một nhà băng có quy mô rất nhỏ, trong những năm gần đây Vietbank luôn duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ về tổng tài sản - nguồn vốn. Tuy nhiên, lợi nhuận để lại thấp và vốn điều lệ gần như không đổi suốt 3 năm qua đã gây áp lực rất lớn cho ngân hàng này trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo quy định của NHNN.

Tổng tài sản của Vietbank tăng lần lượt 24,4%, 33,4% và 33,0% trong giai đoạn 2018-2020. Trong khi đó, tốc độ tăng vốn tự có chưa tương xứng khiến tỷ lệ an toàn vốn giảm dần xuống sát mức quy định tối thiểu của NHNN (8%). Tại thời điểm 30/09/2020, tỷ lệ này chỉ còn 8,4%.

Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ lệ an toàn vốn do lợi nhuận để lại thấp và vốn điều lệ gần như không đổi, vẫn giữ mức 4.190 tỷ đồng và thuộc nhóm thấp nhất trong số các ngân hàng thương mại.

Phương án phát hành cổ phiếu từng được HĐQT VietBank trình tại kỳ họp ĐHĐCĐ tháng 05/2020 và điều chỉnh phương án tại đầu tháng 10/2020 nhưng đều chưa thực hiện được trong năm.

Để giải quyết áp lực đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, quý 4/2020 Vietbank đã thực hiện phát hành thành công 743 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2. Tuy nhiên phương án này không mang tính lâu dài do các trái phiếu có quyền mua lại sau 2 năm kể từ ngày phát hành. Không loại trừ khả năng ngân hàng mua lại trước hạn trái phiếu lớn do biên độ lãi suất trường hợp giữ đến ngày đáo hạn khiến các năm sau nhà băng này tiếp tục chịu áp lực tăng vốn.

Bên cạnh đó, lãi suất của loại trái phiếu tăng vốn cấp 2 cao hơn đáng kể lãi suất tiết kiệm khiến chi phí vốn của Vietbank ngày càng phình to, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vốn đang diễn biến không mấy khả quan trong năm vừa qua.

Rủiro từ sự "tăng tốc" của nợ xấu

Quy mô nợ xấucủa Vietbank đã tăng đáng kể 45,6% so với hồi đầu năm, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất lên đến 69,4%. Đặc biệt, nợ cần chú ý (nhóm 2) cũng nhảy vọt từ 190,5 tỷ đồng đầu năm lên tới hơn 711,2 tỷ đồng vào cuối năm. Nợ nhóm 2 là các khoản nợ bắt đầu quá hạn, được xem là phần nợ xấu tiềm tàng mà các ngân hàng bắt đầu phải trích dự phòng.

Tổng số dư nợ xấu tăng mạnh nhưng quỹ DPRR tín dụng (dự phòng rủi ro tín dụng) của Vietbank chỉ tăng 111,8 tỷ đồng. Con số này cho thấy tấm đệm dự phòng rủi ro của ngân hàng đang bộc lộ nhiều vấn đề.

Trong nửa cuối năm 2020, Vietbank phát sinh số dư lớn khoản mục chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành. Điều này rất đáng chú ý khi nhiều năm trở lại đây ngân hàng gần như không nắm giữ loại chứng khoán này. Loại trái phiếu này tuy có lợi suất cao nhưng rủi ro tín dụng lớn hơn nhiều so với trái phiếu chính phủ và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành.

Đáng chú ý, trong cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế, cho vay kinh doanh bất động sản chiếm tỷ lệ lớn, quanh mức 27-28% tổng dư nợ tín dụng trong năm qua. Trong số các khách hàng có dư nợ lớn nhất, số lượng khách hàng kinh doanh bất động sản cũng chiếm đa số.

Điều này không khó hiểu khi ông Dương Ngọc Hòa - người sáng lập và nguyên là Giám đốc của tập đoàn Hoa Lâm có tiếng trong lĩnh vực bất động sản cũng là chủ tịch HĐQT Vietbank từ ngày đầu thành lập và mới chỉ thôi giữ vị trí trên vào tháng 2 năm nay. Tập đoàn này đã và đang có hàng loạt dự án thế chấp tại Vietbank.

Cấu trúc tài chính đang bộc lộ một số vấn đề cần giải quyết, cùng với mối quan hệ phức tạp với Tập đoàn Hoa Lâm, VietBank đang cho thấy những triển vọng kém tích cực.

Trong khi ngành ngân hàng liên tục tỏa sáng, với những cổ phiếu của nhóm nhà băng tăng trưởng liên tục phá đỉnh thì VietBank gần như im hơi lặng tiếng trên thị trường, cổ phiếu đi ngang trong một năm gần đây.

Tags:

相关文章