【kqbd torino】Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tài chính, đáp ứng hiệu quả công cuộc phát triển đất nước
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Ảnh: Đức Hưng |
Nhiều kết quả nổi bật về tài chính – ngân sách
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các đơn vị: Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ Đầu tư, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước… đã báo cáo về kết quả công tác đạt được trong thời gian qua, những khó khăn tồn tại và kiến nghị giải pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn tới.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Để tiếp tục thực hiện hiệu quả vai trò định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính cần tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đáp ứng ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới của đất nước, trong đó về thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN cần chú trọng đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại NSNN, nợ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia…
Theo ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ NSNN, kết quả tích cực từ quá trình cơ cấu lại NSNN giai đoạn 2016-2020 đã tạo dư địa quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, cho phép nước ta chủ động, kịp thời thực hiện hệ thống các giải pháp miễn, giảm, giãn, gia hạn, bảo đảm nguồn đáp ứng nhu cầu chi phòng chống đại dịch Covid-19, chi cứu trợ cứu nạn, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động bị giảm sâu thu nhập, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất; đảm bảo nguồn chi các nhiệm vụ chính trị quan trọng theo dự toán, trong đó có chi đầu tư phát triển để hỗ trợ nền kinh tế, trong khi vẫn thực hiện được mục tiêu giảm bội chi và kiểm soát nợ công thấp hơn nhiều so với trần quy định.
Về công tác quản lý nợ công, theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, điểm nổi bật trong giai đoạn vừa qua là Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TƯ về cơ cấu lại NSNN và nợ công. Đây là nghị quyết quan trọng, đảm bảo sự vững vàng trong cơ cấu lại ngân sách và nợ công. Nhờ có hướng đi đúng này, công tác quản lý nợ công được thực hiện theo đúng nghị quyết và tiếp cận các thông lệ quốc tế tốt. Nợ công của Việt Nam được kiểm soát tốt từ 63,7%GDP năm 2016 xuống 55,3% năm 2020.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Đức Hưng |
Liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong năm 2020, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã đạt kết quả rất khả quan.
Bên cạnh kết quả đạt được, theo báo cáo của đại diện các đơn vị, thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, như: công tác phân bổ ngân sách còn chậm; áp lực chi thường xuyên còn lớn trong khi phải điều chỉnh mức lương cơ sở theo lộ trình, đáp ứng chi cho an sinh xã hội; việc giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn vay ưu đãi còn chậm; tính chủ đạo của ngân sách trung ương có xu hướng giảm…
Thúc đẩy tăng trưởng, tạo nguồn thu bền vững
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện hiệu quả vai trò định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính trong giai đoạn tới cần tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đáp ứng ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới của đất nước, trong đó về thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN cần chú trọng đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại NSNN, nợ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia…
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện, đó là:
Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính - NSNN, đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN trên cơ sở phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, khơi thông và phân bổ các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thị trường để thúc đẩy sự phát triển. “Thực hiện quản lý điều hành ngân sách chủ động, bám sát các nhiệm vụ chi, đặc biệt là chi tiết kiệm hiệu quả, chú ý chi cho con người, cho bộ máy; đảm bảo an sinh xã hội, chi phòng chống thiên tai dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh; đặc biệt là chủ động tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa các luật và ban hành các nghị định để giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước nhằm tăng tốc phát triển kinh tế đất nước, góp phần tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, đồng thời củng cố, phát triển nền quốc phòng, an ninh vững mạnh…”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đảm bảo quản lý nợ công chặt chẽ, vay trả nợ đúng hạn, kiểm soát chặt chẽ vay về cho vay lại; không tham mưu vay các dự án tính khả thi không cao, hiệu quả dự án kém không có cơ sở, đồng thời kiểm soát chặt các công trình, dự án để thực sự phát huy hiệu quả đầu tư công.
Về phân cấp ngân sách, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý, thời gian tới cần tập trung xây dựng đề án đổi mới phân cấp ngân sách, hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo hướng Chính phủ quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò định hướng phát triển chung cho cả nước, phải đảm bảo giữ vững vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và sự chủ động của ngân sách địa phương; giảm chi thường xuyên hợp lý, ưu tiên tăng chi cho đầu tư phát triển.
Về công tác quản lý nợ công, theo Bộ trưởng, cần chú trọng tái cơ cấu nợ công hiệu quả, đặc biệt là vốn vay nước ngoài và vay ưu đãi, tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ. Đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh việc tham mưu Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, cần chủ động có các giải pháp sát sao quản lý nguồn vay về cho vay lại; nghiên cứu phát hành trái phiếu quốc tế…; Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại chủ động tham mưu cho Bộ trong phân bổ, giám sát đúng mục tiêu, hiệu quả.
Về công tác quản lý dự trữ quốc gia, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước đảm bảo đầu tư, quy hoạch hệ thống kho tàng hiện đại, phù hợp với thực tế; hoàn thiện trình danh mục mặt hàng dự trữ phù hợp; thường xuyên nâng cấp kho tàng đảm bảo công tác dự trữ; mua bán, bảo quản đúng quy định hợp lý, tối ưu và tiết kiệm.
Cho ý kiến chỉ đạo với Kho bạc Nhà nước, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị cần tiếp tục huy động vốn hiệu quả thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ; tập trung quyết toán NSNN và lập Báo cáo tài chính nhà nước. Bộ trưởng lưu ý, hệ thống Kho bạc Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ chế chính sách, triển khai hiện đại hóa công tác quản lý thu, chi NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý, cùng với triển khai công tác chuyên môn, các cơ quan thuộc và trực thuộc Bộ cần chủ động phối hợp, triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách nhằm đảm bảo các cơ chế, chính sách của ngành Tài chính nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần tích cực tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019: Lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp góp mặt
- ·Chủ tịch Mặt trận vì dân
- ·Techcombank báo lãi hơn 15.600 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Ðề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công kè chống sạt lở, chống xâm nhập mặn
- ·Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh trừng phạt với Tổng thống Nga Putin
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát ở Việt nam
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Ukraine bắt đầu sơ tán nhóm dân thường đầu tiên khỏi nhà máy Azovstal
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Thái Bình đầu tư hệ thống máy xét nghiệm phát hiện Covid
- ·Tỉnh Bến Tre: Phát miễn phí nước ngọt cho người dân sau hạn mặn kéo dài
- ·Các lãnh đạo EU ủng hộ trao quy chế ứng cử viên chính thức cho Ukraine
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Đề nghị thông tin thời gian thực hiện dự án khu công nghiệp Vĩnh Thạnh
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 9/3: Bắc Bộ nắng nóng trước thời điểm không khí lạnh về
- ·Kiến nghị nương tay mức xử phạt liên quan tới bia rượu
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Tạo điều kiện để thanh niên phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích