【kết quả nét 8】Nghị quyết mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ
Phải để doanh nghiệp nông,ịquyếtmớivềnôngnghiệpnôngdânnôngthônphảitạorasựchuyểnbiếnmạnhmẽkết quả nét 8 thuỷ sản “sống” trước khi tính chuyện phục hồi | |
“Chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp” | |
Đề xuất 8.600 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, trên cơ sở tổng kết, đánh giá cho thấy, sau hơn 13 năm thực hiện, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn, bao trùm, toàn diện. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt mức khá cao (2,94%/năm), chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng trưởng 8,17%/năm, cán cân thương mại liên tục xuất siêu, nông sản Việt Nam có mặt trên 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa Việt Nam thành một trong những cường quốc nông sản; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giảm nghèo bền vững. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về đích sớm trước 1,5 năm, với những thành tựu to lớn, toàn diện và lịch sử. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm nhanh, bình quân giảm khoảng 1,5%/năm...
Tuy vậy, khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Giá trị tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng chậm lại, chưa bền vững. Việc xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập ở nông thôn còn thấp, chênh lệnh vùng miền, giữa nông thôn và đô thị còn cao...
Trên tinh thần đó, nhiều ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương đã đánh giá kết quả sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện; làm rõ những khó khăn, thách thức, tồn tại, nguyên nhân, cũng như đề xuất điều chỉnh một số chính sách khó thực hiện đối với các địa phương; nhận định bối cảnh, xu hướng và đề xuất về quan điểm, mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân trong thời gian tới.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị. |
Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, nông nghiệp trong nhiều năm liền được nhắc đến như là trụ đỡ của nền kinh tế. Thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã góp phần vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đạt được trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi lớn, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Chủ trương hướng đến xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh mà Đại hội XIII đề ra, đòi hỏi phải tăng cường nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp mạnh mẽ mới để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Gợi ý về quan điểm, mục tiêu và giải pháp đối với Nghị quyết mới, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, Nghị quyết mới phải tiếp tục khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có vai trò, ý nghĩa chiến lược đối với giai đoạn phát triển mới của đất nước; giải quyết tốt những vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là yếu tố quan trọng mang tính tiền đề để đất nước đạt mục tiêu mà Đại hội XIII đặt ra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đặc biệt, Nghị quyết mới phải tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên cơ sở cái gì đã làm hay thì tiếp tục phát huy, giải pháp mới để giải quyết các vấn đề mới, khắc phục tối đa các hạn chế yếu kém.
Thường trực Ban Bí thư cũng lưu ý một số vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội như: thể chế về đất đai để phục vụ cho phát triển nông nghiệp được hoàn thiện; người nông dân an tâm làm giàu trên đất đã giao; thu hút được đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. “Nông sản Việt Nam phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải là chờ đợi để giải cứu; nông thôn trở thành môi trường để giới trẻ khởi nghiệp trong kinh tế nông nghiệp; môi trường bền vững, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao…”, Thường trực Ban Bí thư chỉ rõ.
Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự nghiệp phát triển đất nước, mới đây, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ: đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp số, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới; từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội… |
相关文章
Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
Ứng dụng chạy đa nhiệm trên iPhone không ảnh hưởng đến pin của máyPhó Chủ tịch phần mềm của Apple là2025-01-25Chính thức trình Quốc hội ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự &aacut2025-01-25Công nhận huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới
Bộ mặt nông thôn Hưng Nguyên có nhiều khởi sắc.Phó thủ tướng giao UB2025-01-25Ông Dương Ngọc Hải được phân công làm Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM
Ngày 8/10, Chủ tịch UBND TP.HCM ký quyết định về phân công ông Dương2025-01-25TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
Tại cuộc họp báo chiều 31/8, ông Trần Duy Việt, Phó phòng Quản lý2025-01-25Toàn cảnh Hội nghị Logistics Việt Nam 2024: “Chuyển đổi để bứt phá”
Thứ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tưĐỗ Thành Trung phát biểu tại Hội nghị Logistics2025-01-25
最新评论