【u17 han quoc vs】Vươn xa mạng lưới giao thông nông thôn
Những năm qua, mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ. Giao thông nông thôn được nối liền, rộng khắp, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân nông thôn mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo đà cho các xã xây dựng nông thôn mới (NTM).
Những năm qua, mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ. Giao thông nông thôn được nối liền, rộng khắp, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân nông thôn mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo đà cho các xã xây dựng nông thôn mới (NTM).
Trong chương trình xây dựng NTM đến năm 2020, Cà Mau luôn xác định giao thông nông thôn là khâu thực hiện trước tiên, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi diện mạo NTM.
Chinh phục thử thách
Tiêu chí giao thông được đánh giá là tiêu chí khó ngay từ những ngày đầu bắt tay vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thậm chí sau hơn 3 năm thực hiện chương trình này, toàn tỉnh chỉ có 3 xã đạt chuẩn về tiêu chí này (năm 2013).
Lộ nông thôn ấp Cái Rắn, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước được xây dựng khang trang, thông suốt. Ảnh: HOÀNG DIỆU |
Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Cà Mau Đoàn Văn Bình khẳng định: “Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng NTM, điều khó nhất của Cà Mau là xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Nhận định là khó nhưng các địa phương vẫn kiên quyết thực hiện bằng quyết tâm chính trị cao nhất. Do bởi các địa phương xác định, một khi giao thông liền mạch thì bộ mặt nông thôn sẽ thật sự khởi sắc, các tiêu chí khác cũng từ đây mà thực hiện hoàn thành”.
Phú Tân là một trong những huyện có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, giao thông chủ yếu bằng đường thuỷ. Về đường bộ, chuyện người dân trong huyện phải chịu cảnh sình bùn lầy lội vào mùa mưa là bình thường. Thế nhưng, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, hệ thống giao thông đường bộ của huyện phát triển như một kỳ tích.
Từ năm 2010 đến nay, huyện Phú Tân đã xây dựng mới trên 492 km đường và nâng cấp 66,9 km cùng với trên 300 cây cầu. Để đạt được kết quả ấy, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Trần Hữu Phước khẳng định: “Sự đồng lòng của Nhân dân kết hợp với quyết tâm chính trị của cấp uỷ đã tạo nên hạ tầng nông thôn của huyện như hôm nay”.
Huyện Ðầm Dơi cũng là địa phương có đột phá mạnh mẽ trong xây dựng lộ nông thôn. Trở lại năm 2010, toàn huyện chỉ có 155 km lộ, 312 cây cầu lớn, thế nhưng đến nay Đầm Dơi đã xây dựng được trên 700 km lộ, trong đó có 86 km lộ nhựa, một số xã đã cơ bản phủ kín lộ nông thôn trong các ấp.
Huyện U Minh, xứ sở được nhiều người biết đến là vùng quê hẻo lánh, kém phát triển nhất tỉnh. Thế nhưng đến nay, 7/7 xã của huyện được nối liền mạng lưới giao thông, cùng với trên 1.392 km đường huyện, xã, ấp, góp phần đưa vùng rừng vươn lên mạnh mẽ.
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Cà Mau Lê Thành Huấn cho biết, ngoài những nỗ lực của các cấp, các ngành, hầu hết các tuyến giao thông nông thôn đều có sự đóng góp của người dân. Trong 5 năm qua, nguồn vốn Nhân dân đóng góp trên 296 tỷ đồng để “xóm liền xóm, ấp liền ấp”.
Bứt phá về đích
Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, công tác xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi. 5 năm qua, toàn tỉnh đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng hơn 1.600 km lộ bê-tông ấp, xóm; hơn 1.452 km đường cấp xã; 632 km đường cấp huyện và 26 km đường cấp tỉnh, nâng tổng số ki-lô-mét đường hiện nay hơn 12.000 km. Ngoài ra, còn cải tạo, nâng cấp 239 km lộ, xây mới và sửa chữa trên 3.821 cây cầu lớn, nhỏ. Tổng vốn đầu tư trên 1.756 tỷ đồng.
Ông Lê Thành Huấn cho biết, tỉnh nỗ lực huy động mọi nguồn vốn; dân thì đồng thuận góp tiền, hiến đất, doanh nghiệp cũng chung tay… Từ đó, hệ thống giao thông ngày một thông suốt, nối liền ấp, xóm, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới ngày một khang trang ở nhiều làng quê hẻo lánh. Cầu, lộ giao thông đi đến đâu, bức tranh quê hương bừng sáng đến đó, người dân vui mừng khó tả.
Tuy đã qua khá lâu kể từ khi con lộ chạy qua ấp 4, xã An Xuyên, TP Cà Mau được đưa vào sử dụng nhưng ông Quách Ngọc Sướng (88 tuổi) vẫn không giấu được sự phấn khởi. Ông chia sẻ: “Lộ làm xong đã lâu mà đến đêm ngủ tôi còn giật mình tưởng nằm mơ. Giờ đây xe 4 bánh có thể đậu được trước cửa nhà dân, hết rồi cảnh lầy lội vào mùa mưa. Tôi thấy đây mới thật sự là hình hài của NTM”.
Xác định vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông, tỉnh đề ra mục tiêu sẽ tiếp tục tìm mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn thành thêm 1.800 km lộ nông thôn từ nay đến năm 2020. Trong đó, Cà Mau sẽ tập trung ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới giao thông tại các vùng nông thôn sâu nhằm giúp người dân phát triển kinh tế.
“Cà Mau sẽ đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn lực theo phương châm “nguồn lực cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết” để hoàn thành mục tiêu trên”, ông Lê Thành Huấn khẳng định./.
Ngọc Huệ
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/66b799466.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。