【kqbq】Đổi mới phải đứng từ góc nhìn lợi ích quốc gia và doanh nghiệp
作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:21:28 评论数:
Kỳ vọng “cuộc cách mạng” về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành - Bài 4: Doanh nghiệp trông đợi mô hình mới | |
Kỳ vọng “cuộc cách mạng” về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành - Bài 3: Những tồn tại cố hữu | |
Kỳ vọng “cuộc cách mạng” về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành- Bài 2: Chậm có kết quả kiểm tra là chuyện thường tình?Đổimớiphảiđứngtừgócnhìnlợiíchquốcgiavàdoanhnghiệkqbq | |
Kỳ vọng “cuộc cách mạng” về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành – Bài 1: Còn nhọc nhằn, nhiêu khê |
Mô hình mới phải mang lại ngay lợi ích thực chất cho doanh nghiệp
Ông đánh giá như thế nào về những cải cách của công tác Kiểm tra chuyên ngành (KTCN) thời gian qua?
Trong vai trò đầu mối, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã tích cực phối hợp triển khai các giải pháp cải cách toàn diện, đưa hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK)theo đúng mục tiêu cắt giảm thủ tục KTCN đã được Chính phủ chỉ đạo. Vì thế, công tác này đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao khi đã có những kết quả ban đầu khả quan, tỷ lệ các lô hàng NK phải KTCN trước thông quan đã giảm, thời gian làm thủ tục ở nhiều lĩnh vực KTCN cũng giảm đáng kể theo đúng mục tiêu cắt giảm thủ tục KTCN đã được Chính phủ chỉ đạo. Theo báo cáo Chương trình cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ Doanh nghiệp do VCCI công bố mới đây, các doanh nghiệp đánh giá, KTCN là một trong số ít lĩnh vực có sự cải thiện mạnh trong năm 2020 và cũng là lĩnh vực chứng kiến sự cải thiện liên tục trong nhiều năm qua.
Đặc biệt, Đề án “Cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK” cũng đang được VCCI và cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng rất nhiều về tính hữu ích cũng như tác động tích cực mà đề án này sẽ mang lại. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trong quá trình soạn thảo thời gian qua đã rất cầu thị, tham vấn ý kiến rộng rãi các bên liên quan trước khi hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt cũng như quá trình soạn thảo Dự thảo Nghị định hiện nay.
Theo ông, những cải cách tại Đề án về KTCN này sẽ có tác động như thế nào tới hoạt động xuất XNKcủa doanh nghiệp?
Đề án cải cách này đã đưa ra nhiều giải pháp cải cách lớn nhằm giải quyết triệt để những tồn tại, bất cập hiện nay trong công tác KTCN. Quá trình cải cách KTCN không chỉ hướng tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước trong công tác KTCN mà còn xuất phát từ lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp.Từ phía doanh nghiệp, Đề án được kỳ vọng sẽ giảm đầu mối, giảm thời gian, giảm chi phí, giảm rủi ro cho hoạt động xuất nhập khẩu. Nhưng cần lưu ý là các doanh nghiệp kỳ vọng sau khi cải cách phải tốt hơn hiện tại, mô hình mới phải mang lại ngay lợi ích thực chất cho doanh nghiệp.
Động lực nào đặt ra để các cơ quan liên quan bắt buộc phải thực hiện những cải cách theo Đề án trên, thưa ông?
Như chúng ta đã biết, dù đã có nhiều cải cách về KTCN trong những năm qua, nhưng công tác này vẫn còn không ít hạn chế cần tiếp tục được cải thiện và sửa đổi. Cũng theo báo cáo về môi trường kinh doanh của VCCI, điều tra doanh nghiệp cho thấy, các thủ tục về hàng hóa nhóm 2 thuộc diện phải kiểm tra chất lượng như thép, quạt điện… vẫn cần được cải thiện, do phải xin đăng ký ở chi cục đo lường các tỉnh, thành phố, sau đó mới có thể dùng đơn đăng ký đó để đi làm tờ khai.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phản ánh, việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTCN hàng hóa vẫn hầu như không được thực hiện hoặc thực hiện với các tiêu chí đơn lẻ và khó đáp ứng. Không có mặt hàng nào được loại bỏ khỏi danh sách kiểm tra hoặc chuyển từ cơ chế kiểm tra khi NK sang kiểm tra lưu thông trong năm 2020.
Đề án về KTCN hiện nay theo hướng làm rõ hơn quy trình, thủ tục về KTCN cũng như xác định rõ về cơ quan đầu mối, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong quá trình giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Đề án cũng yêu cầu chuyển đổi phương thức kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm theo hướng quản lý rủi ro. Nếu doanh nghiệp tuân thủ tốt thì kiểm tra chặt chuyển sang kiểm tra thông thường, từ kiểm tra thông thường sang kiểm tra giảm theo mặt hàng để giảm tối đa lô hàng cần phải kiểm tra… Đây đều là những nội dung cải cách rất quan trọng, giúp cho việc giải quyết thủ tục hành chính trở nên nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch hơn cho cộng đồng doanh nghiệp. Điều này cũng tạo ra động lực để doanh nghiệp phải phấn đấu tuân thủ pháp luật tốt nhất để giảm chi phí, thời gian khi thực hiện thủ tục.
VCCI sẽ đồng hành trong quá trình triển khai Đề án
Để những tác động như trên thực sự đến với doanh nghiệp, theo ông, chúng ta cần những giải pháp nào?
Bài toán có lẽ hóc búa và nhạy cảm nhất của Đề án đó là sự phối hợp, phân định phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan Hải quan và các tổ chức chuyên ngành. Theo tôi, nguyên tắc quan trọng nhất là phải đứng từ góc nhìn chung của lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp. Khi một quy trình mới hiệu quả hơn, chứng minh được rõ ràng về việc cắt giảm chi phí, thời gian, gắn được trách nhiệm cơ quan quản lý tốt hơn… thì cần phải đi theo quy trình đó. Nhiều lúc chúng ta hay thổi phồng những tiêu cực giả định để cản trở xu hướng thay đổi tích cực, nhằm giữ cho được những lợi ích cục bộ của ngành.
Sự thay đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP sang Nghị định 15/2018/NĐ-CP vào năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có thể là kinh nghiệm tốt. Trước đây, nhiều lo ngại về việc thay đổi cách quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, triệt để giảm gánh nặng xin cho, áp dụng quản lý theo rủi ro… sẽ tạo ra sự buông lỏng quản lý.
Nhưng sau hơn 3 năm thực hiện Nghị định 15, đã cắt giảm được hơn 90% gánh nặng thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phát biểu công khai rằng, việc cắt giảm không khiến vấn đề an toàn thực phẩm bị giảm sút mà quản lý nhà nước được tăng cường hơn.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của VCCI, khi xây dựng các quy định về loại mặt hàng phải KTCN, chỉ tiêu kiểm tra, cùng với cơ chế quản lý rủi ro (kiểm tra miễn giảm), cần yêu cầu các bộ ngành, cơ quan soạn thảo chứng minh bằng số liệu thực tế trong lịch sử về tỷ lệ hàng hoá vi phạm. Nếu không có các thuyết minh này thì cần kiên quyết loại bỏ khỏi diện phải kiểm tra. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành với Bộ Tài chính, trong đó có Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành có liên quan trong quá trình triển khai Đề án KTCN, vì lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế.
Xin cảm ơn ông!