Khoảng một tháng trở lại đây (từ 17-2 đến 15-3),ềucổphiếusánggiálạthườbảng xếp hạng psg gặp fc nantes khi thị trường chứng khoán (TTCK) chuyển sang sốt nóng, nhiều cổ phiếu cũng trở nên sáng giá lạ thường. Riêng nhóm chứng khoán đã có 8 cổ phiếu ghi tên vào danh sách “những cổ phiếu tăng trần liên tục”. Đáng chú ý nhất là các cổ phiếu ORS (tăng trần liên tục 13 phiên) SHS (12 phiên), VDS (12 phiên), SBS (12 phiên), APS (11 phiên).
Ở nhóm ngành ngân hàng, tuy không phải cổ phiếu nào cũng tăng liên tục nhiều phiên như HBB (10 phiên), nhưng đa số các cổ phiếu cũng đã đạt mức tăng giá đáng kể. Chẳng hạn, giá cổ phiếu SHB đã tăng 52,7% chỉ trong một tháng, cổ phiếu STB tăng thêm 26,7%,...
Ngoài ngân hàng, chứng khoán, sức nóng từ TTCK còn lan rộng tới nhiều cổ phiếu khác. Có thể liệt kê các cổ phiếu đã “thắng lớn” trong thời gian qua như VPH (14 phiên trần liên tiếp) KSA, CIC, SD8, BGM (tăng liên tục 13 phiên), KSD (12 phiên), NVT (10 phiên)… Tính ra, giá cổ phiếu của SD8, KSD, NVT, VPH, đã tăng hơn 60% chỉ trong 4 tuần ngắn ngủi.
Đa số doanh nghiệp đều cho rằng, cổ phiếu của họ tăng do TTCK tăng. Cụ thể, theo ông Nguyễn Miên Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Rồng Việt (VDS), khi TTCK khởi sắc, hầu hết các cổ phiếu đều tăng theo và VDS không nằm ngoài xu thế này. Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng, giá cổ phiếu VDS đã xuống quá thấp (dưới mệnh giá và giá trị sổ sách), nên khi TTCK bật trở lại, giới đầu tư đã quan tâm nhiều hơn đến VDS.
Thực tế, không riêng VDS, mà rất nhiều cổ phiếu tăng trần liên tục đều có mức giá dưới 5.000 đồng/CP. Thậm chí, ngay cả khi tăng dữ dội suốt thời gian qua, cổ phiếu của APG, APS, AVS, ORS, SHS, SVS, KSD, SD98, CIC, NVT, KTT, SCC vẫn chưa thoát lên được ngưỡng 5.000 đồng này.
Với mức giá dưới 5.000 đồng/CP, nhà đầu tư chỉ cần bỏ số tiền ít mà có thể sở hữu được nhiều. Đặc biệt, theo giới phân tích, khi nắm giữ cổ phiếu với mức giá thấp, rủi ro cho người mua đã được giảm thiểu. Vì ở mức giá thấp, giả sử cổ phiếu có giảm nữa thì biên độ giảm sẽ không sâu. Trong khi đó, cơ hội để cổ phiếu bật dậy cùng với TTCK lại rất lớn. Chỉ có một lo âu cho người mua cổ phiếu giá thấp là, họ có thể bị mất trắng, nếu doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, vì đầu tư lướt sóng, chớp thời cơ lúc thị trường tăng nóng, nhà đầu tư ít quan tâm đến vấn đề này.
Thực tế, sự chú ý của nhà đầu tư ở nhiều cổ phiếu giá thấp có thể chỉ là nhất thời. Nhiều cổ phiếu như KTT, HHL, KSA,HBB sau khi tăng trần liên tục đã điều chỉnh giảm. Vì giới đầu tư nhận ra, họ không nên mạo hiểm trả giá cao hơn cho những điều chưa tính được.
Mặt khác, sau một số sự kiện, tin đồn đôi khi được chứng thực là sự thật chưa được công bố và vì thế, tin đồn trở thành một trong những mảnh đất màu mỡ cho nhà đầu tư lướt sóng. Cổ phiếu của những doanh nghiệp có “tin đồn” như SBS, GMD, VND, HBB đã tăng theo sóng đầu cơ như thế.
Tuy nhiên, khi tin đồn qua đi, sóng chứng khoán qua theo, cũng là lúc nhà đầu tư ý thức, muốn tiếp tục đầu tư, cần nhìn vào giá trị doanh nghiệp. Chẳng hạn, xét hiệu quả kinh doanh, HBB không thuộc nhóm đầu của ngành; xét tiềm năng tăng trưởng, HBB còn khá yếu. Đặc biệt, với mức giá lúc “đỉnh sóng” là 7.400 đồng/CP, PE của HBB xấp xỉ 10, không đủ hấp dẫn so với các cổ phiếu ngân hàng khác. Vì thế, giá HBB ngay sau đó đã giảm và cổ phiếu này chỉ còn 6.200 đồng/CP (phiên giao dịch ngày 15-3)
Nhưng cổ phiếu vẫn có thể giữ được đà tăng nếu doanh nghiệp cho thấy những tiềm năng mới, ngoài yếu tố giá rẻ, hay lợi ích bất ngờ. Đó là lý do vì sao, những cổ phiếu thuộc nhóm ngành tiềm năng như khoáng sản (KSA, BGM) hứa hẹn sẽ sớm bật dậy.
Theo Ngọc Thủy / Đầu tư chứng khoán