【bảng xếp hạng bóng đá câu lạc bộ ý】Nên có chế tài về chậm nộp báo cáo tài chính nhà nước

作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 15:00:12 评论数:

trang 6

TS. Vũ Đức Chính phát biểu tại hội thảo.

TS. Vũ Đức Chính - Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán,êncóchếtàivềchậmnộpbáocáotàichínhnhànướbảng xếp hạng bóng đá câu lạc bộ ý Bộ Tài chính cho hay, đây là hoạt động quan trọng trong lộ trình xây dựng văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định tại Luật Kế toán sửa đổi năm 2015.

Chuẩn hóa báo cáo tài chính nhà nước

Tại hội thảo TS. Vũ Đức Chính cho biết, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế về kế toán kiểm toán trong việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS); và xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Kế toán sửa đổi năm 2015, trong đó quan trọng là xây dựng các thông tư về báo cáo tài chính công.

Theo Bộ Tài chính, việc hoàn thiện VAS phù hợp với tiêu chuẩn IFRS đang được đặc biệt quan tâm. Dự kiến đến 2020, VAS phải được ban hành lại và ban hành mới trên cơ sở cập nhật những thay đổi của IFRS. Đây là yêu cầu phát triển tất yếu của các quốc gia đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới.

Ông Henning Diedenrichs - chuyên gia cao cấp ICAEW chia sẻ, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập, chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam đang phải cạnh tranh ngày càng nhiều thì vai trò hệ thống chuẩn mực báo cáo kế toán rất quan trọng. Với việc áp dụng chuẩn mực quốc tế sẽ đảm bảo minh bạch, trách nhiệm giải trình và tính tương thích giữa hệ thống kế toán các nước khác nhau. Việc Bộ Tài chính tiến hành cập nhật VAS theo IFRS rất quan trọng còn để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường vốn, thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài.

Liên quan đến chuẩn hóa báo cáo tài chính, ông Vũ Đức Chính cho biết, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán sửa đổi năm 2015. Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 25/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/1/2018) về báo cáo tài chính nhà nước. Từ tháng 3/2017 đến nay, Bộ Tài chính ban hành các thông tư như: Thông tư hợp nhất báo cáo tài chính của các đơn vị cấp trên của khối lĩnh vực tài chính công; thông tư hướng dẫn quy trình hợp nhất báo cáo tài chính Chính phủ và báo cáo cáo địa phương.

Nghị định 25/NĐ-CP có quy định báo cáo tài chính nhà nước, giao Kho bạc Nhà nước (KBNN) thay mặt Bộ Tài chính lập báo cáo này. Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi toàn quốc. Báo cáo tài chính nhà nước cấp tỉnh phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ NSNN hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

“Để triển khai Nghị định 25/NĐ-CP, Bộ Tài chính đang xây dựng thông tư về quy trình lập Báo cáo tài chính nhà nước. Sau này nếu triển khai thông tư thì các đơn vị dự toán theo từng cấp sẽ lập báo cáo của đơn vị mình, gửi KBNN đồng cấp; KBNN đồng cấp căn cứ vào đó lập báo cáo tài chính theo cấp chính quyền địa phương; KBNN sẽ lập báo cáo cấp Chính phủ…” - TS. Vũ Đức Chính nói.

Cần trang bị cho Bộ Tài chính công cụ hữu ích

Tại hội thảo ông Henning Diedenrichs đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoàn thiện chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính quốc gia tại Anh và những giải pháp mà Việt Nam có thể lựa chọn. Theo đó, chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính được lập ra cuối cùng cũng phải đảm bảo chính phủ có được bức tranh tổng thể, cái nhìn toàn diện, tất cả những cái liên quan tài sản có, tài sản nợ mang tính chất trọng yếu để hỗ trợ chính phủ khi đưa ra quyết định điều hành kinh tế.

Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp nhà nước, bộ, ngành, địa phương được Bộ Tài chính công khai danh tính do chậm nộp báo cáo tài chính, kinh nghiệm giải quyết các trường hợp này ở các nước phát triển thế nào (?) Ông Henning Diedenrichs cho hay, để giải quyết tình trạng này, cần trang bị cho Bộ Tài chính công cụ hữu ích, để đốc thúc đơn vị nhà nước nộp báo cáo tài chính đúng hạn và điều này cần phải quy định trong luật. Ví dụ: “Gần đây ở Anh là Bộ Giáo dục cũng đã chậm nộp báo cáo tài chính, cơ quan này phải xin gia hạn và phải trình cấp trên. Ở Anh có đơn vị chuyên rà soát báo cáo tài chính các đơn vị nhà nước. Đơn vị này đã xem báo cáo của Bộ Giáo dục và triệu tập bộ trưởng và giám đốc tài chính lên để giải trình trước Quốc hội về lý do chậm trễ và kế hoạch sang năm để khắc phục…” – Ông Henning Diedenrichs nói.

TS. Vũ Đức Chính cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế chuyên ngành kế toán kiểm toán tổ chức các cuộc hội thảo để hoàn thiện VAS phù hợp với IFRS; xây dựng các thông tư hướng dẫn Nghị định 25/NĐ-CP và Luật Kế toán 2015 liên quan đến việc lập và thực hiện Báo cáo tài chính nhà nước.

Hải Linh

最近更新