【keo bong da ngay mai】Dừa tươi, thanh long, bưởi Bến Tre lên đường sang EU theo EVFTA
Nhiều lô hàng trái cây chuẩn bị vào EU theo EVFTA |
Trái cây của Vina T&T trưng bày tại buổi lễ |
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho hay, do sản phẩm của Việt Nam và EU mang tính bổ trợ, EU có thế mạnh về trái cây ôn đới, trong khi thế mạnh của Việt Nam là trái cây nhiệt đới. DO đó, dư địa xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU rất lớn.
Tuy nhiên, ông Doanh cũng lưu ý, dù mở cửa về thuế quan nhưng hàng rào kỹ thuật của EU rất khắt khe nên các doanh nghiệp, nông dân cần chú ý, tìm hiểu kỹ về yêu cầu của thị trường. Theo đó, doanh nghiệp và nông dân cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T, năm 2019, doanh nghiệp xuất khẩu 6,45 triệu USD trái cây tươi sang EU. Trong năm 2020, với việc EVFTA có hiệu lực, Vina T&T kỳ vọng doanh số xuất khẩu sẽ đạt tăng trưởng 20%.
Ông Tùng cho hay, trước khi có EVFTA, trái cây Việt Nam tại EU có giá khá cao so với các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia… Do đó, khi thuế đã được giảm, các nhà nhập khẩu sẽ ưu tiên mua hàng của Việt Nam hơn.
Trước đó, ngày 16/9, tại Gia Lai cũng đã diễn ra 2 lễ xuất khẩu lô hàng chanh leo và cà phê đầu tiên sang EU theo EVFTA. Trong đó, lô hàng chanh leo của Công ty Đồng Giao có khối lượng 100 tấn được xuất đi bằng đường tàu biển. Với mặt hàng cà phê, 3 lô hàng của Công ty Vĩnh Hiệp có tổng khối lượng 296 tấn, trong đó có 1 lô cà phê đạt tiêu chuẩn 4C, đạt giá cao hơn 30 USD/tấn so với thị trường thế giới.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của rau quả Việt Nam. Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ. Thống kê sơ bộ, trong tháng 8, sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường EU ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước, và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019.