Việc bố trí dự toán chi đầu tư hàng năm phải căn cứ vào khả năng thu ngân sách thực tế.
Vốn đầu tư công dự kiến tăng 37% so với giai đoạn trước
Báo cáo Quốc hội về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2021 – 2025,Đầutưcôsoi kèo fluminense Chính phủ cho biết dự kiến tổng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn này là 2.750 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tổng mức vốn này tăng 37,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 (2 triệu tỷ đồng, theo Nghị quyết 26 của Quốc hội).
Trong đó, vốn ngân sách trung ương (NSTW) là 1.380 nghìn tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) là 1.370 nghìn tỷ đồng. Dự kiến KHĐTCTH giai đoạn tới sẽ bố trí đủ vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và dự án quan trọng quốc gia; vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA, bố trí vốn hoàn thành nhiều dự án thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế có ý nghĩa lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư thực hiện các dự án lớn phục vụ nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới... Đồng thời, thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước kế hoạch từ năm 2016 trở về trước chưa thu hồi.
|
Đánh giá về kế hoạch này, Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) cơ bản nhất trí với tổng số vốn Chính phủ dự kiến và cho rằng, để khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19, tạo cú hích về nguồn vốn cho phát triển kinh tế, tạo bước đột phá, tăng trưởng thì việc tăng tổng mức đầu tư NSNN giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn giai đoạn 2016 - 2020 là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát để bảo đảm tính khả thi của kế hoạch, giữ an toàn nợ công, bảo đảm nguyên tắc số bội chi NSNN phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển và việc bố trí dự toán chi đầu tư hàng năm phải căn cứ vào khả năng thu NSNN thực tế theo quy định của Luật NSNN.
Về cơ cấu nguồn vốn, UBTCNS cho rằng, cơ cấu dự kiến Chính phủ nêu đã sát hơn với thực tế. Tuy nhiên, đối với vốn đầu tư nguồn NSTW, số kế hoạch tương đối cao so với số thực hiện của giai đoạn trước, tăng 41,2%. Vì vậy, trong giai đoạn 2021 - 2025, việc cân đối nguồn vốn cần được tính toán kỹ lưỡng hơn, đồng thời, phải bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW.
Trong phân bổ nguồn vốn NSTW, Chính phủ dự kiến vốn nước ngoài là 270.000 tỷ đồng; vốn trong nước là 972.000 tỷ đồng, bằng 99,4% số thực hiện của giai đoạn trước. UBTCNS đề nghị Chính phủ rà soát, xác định tổng số vốn vay trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển để chủ động điều hành, tránh bị động phải điều chỉnh như giai đoạn vừa qua.
Giải quyết những tồn tại cũ trước khi triển khai dự án mới
Để triển khai xây dựng KHĐTCTH giai đoạn 2021 - 2025, UBTCNS nhấn mạnh nguyên tắc phải bảo đảm khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, bám sát tình hình thực tế, phù hợp với thực lực tài chính, coi trọng bảo đảm các cân đối vĩ mô, giữ vững an toàn nợ công; tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư, huy động tối đa nguồn lực ngoài NSNN. Đối với các dự án ODA, cần thận trọng trong việc huy động nguồn vốn này, đảm bảo hiệu quả dự án, lợi ích quốc gia.
Về các giải pháp thực hiện KHĐTCTH, UBTCNS lưu ý Chính phủ khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công 2019, Luật PPP, tránh tình trạng chậm trễ, ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực ngoài NSNN. Thực hiện quyết liệt việc khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác, nhất là các dự án PPP. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư. Rà soát thận trọng việc ký kết các hiệp định vay vốn ODA, bảo đảm tính hợp lý trong huy động vốn nước ngoài, giữ vững an toàn nợ công.
Trước đó, lưu ý một số vấn đề về KHĐTCTH, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng cần phải xử lý dứt điểm các tồn tại cũ trong đầu tư công, các điểm nghẽn để giải phóng sức sản xuất. Đó là các dự án chậm tiến độ, 10 dự án điện thuộc sơ đồ điện 7 điều chỉnh đang bị tắc nghẽn, vấn đề của một số tuyến đường, hàng không, đường sắt, 12 dự án thua lỗ, 11 công trình tuyến cao tốc Bắc Nam. “Ta nên làm tốt cái cũ đã rồi hãy làm cái mới”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Đồng thời, phải khẩn trương triển khai quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh theo Luật Quy hoạch, để tránh ách tắc. Đặc biệt, cần rà soát, tính toán thận trọng mức tăng trưởng kinh tế, để xác định được mức huy động NSNN và từ đó xác định được mức chi khả thi.
Dương An