Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và thấm nhuần lời dạy của Bác,ắpsaacutengngọnlửti lệ cược các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân huyện Đồng Phú trong những năm qua luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác “đền ơn đáp nghĩa”, chính sách đối với người có công. Tiếp nối đạo lý “uống nước nhớ nguồn” Hiện nay, toàn huyện Đồng Phú có 3.438 đối tượng chính sách, trong đó có 475 đối tượng chính sách hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, 785 người có công với cách mạng hưởng trợ cấp 1 lần và 185 thanh niên xung phong hưởng trợ cấp 1 lần, 1.737 người tham gia kháng chiến hưởng thẻ bảo hiểm y tế theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 256 thân nhân thờ cúng liệt sĩ. Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Giang Thị Phương Hạnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và huyện Đồng Phú thăm, tặng quà gia đình người có công tại xã Thuận Lợi Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, huyện Đồng Phú đã triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng; tăng cường công tác quản lý, thực hiện cải cách hành chính trong việc tiếp nhận và giải quyết chế độ chính sách người có công; thực hiện tốt việc chi trả trợ cấp thường xuyên, cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ làm nhà ở; thực hiện các chính sách ưu đãi giáo dục, ưu tiên đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh… Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn ngân sách, huyện tặng hơn 3.000 phần quà cho các đối tượng chính sách với hơn 1 tỷ đồng. Đề nghị giải quyết trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cho 727 lượt thân nhân liệt sĩ hơn 1 tỷ đồng; giải quyết trợ cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình cho 33 lượt thương binh, người có công trị giá gần 112 triệu đồng; điều dưỡng tại nhà cho 285 lượt đối tượng có công với hơn 310 triệu đồng. Hỗ trợ kinh phí sửa 2 nhà ở cho người có công già yếu với tổng 80 triệu đồng. Ông Đoàn Văn Thanh, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đồng Phú cho biết: Các hoạt động quan tâm chăm lo gia đình chính sách, người có công được huyện xem là nhiệm vụ hàng đầu. Các hoạt động này được triển khai từ huyện đến các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn và đã nhận được sự đồng tình, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, thể hiện trách nhiệm, tình cảm, sự tri ân của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với người có công với cách mạng. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân đối với công tác chăm lo cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng. Mãi ghi nhớ công ơn Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn huyện Đồng Phú ngày càng lan tỏa sâu rộng, trở thành nét đẹp văn hóa. Nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đã có những việc làm thiết thực, ý nghĩa thể hiện sự biết ơn đối với người có công như ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc, nhận phụng dưỡng những thương, bệnh binh nặng, cha, mẹ liệt sĩ neo đơn; tổ chức dâng hương, thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công hoàn cảnh khó khăn… Khám, cấp phát thuốc miễn phí người có công và người dân hoàn cảnh khó khăn tại xã Đồng Tâm Ngoài thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, huyện còn thường xuyên quan tâm công tác chăm sóc, tu bổ nhà bia ghi danh liệt sĩ và các công trình ghi công trên địa bàn. Tiêu biểu như công trình Nhà bia ghi danh liệt sĩ Cục Hậu cần miền B2 ở xã Tân Phước, được xây dựng năm 2020 với tổng kinh phí 4,2 tỷ đồng, trong đó 3,1 tỷ đồng trích từ nguồn pháp lệnh ưu đãi người có công của Trung ương, ngân sách huyện hỗ trợ 874 triệu đồng, còn lại là xã hội hóa. Hay như Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ xã Thuận Lợi được xây dựng trị giá gần 600 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa. UBND xã Đồng Tâm thực hiện vận động xã hội hóa xây dựng Nhà bia liệt sĩ xã với số tiền 1,2 tỷ đồng… Việc tôn tạo, xây dựng các công trình tưởng niệm không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà đây còn là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau. Xương máu nhiều thế hệ cha ông đã đổ xuống để tạc nên dáng hình đất nước hôm nay. Sự hy sinh quên mình đó sẽ là những tượng đài bất tử trong mỗi người dân Việt Nam. Bởi vậy, cấp ủy, chính quyền cần đẩy mạnh giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, để hiểu, biết ơn và trân trọng những hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng và cùng tiếp tục thắp sáng ngọn lửa tri ân, viết tiếp những trang sử vẻ vang cho dân tộc. |