【bxh eredivisie】Ban Kinh tế Trung ương cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược
Sáng 17/1/2019,ếTrungươngcầntiếptụcnghiêncứuđềxuấtcácvấnđềmangtínhchiếnlượbxh eredivisie Ban KTTW đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Nhiều chủ trương chính sách lớn được triển khai
Tại hội nghị, Phó Trưởng ban thường trực Cao Đức Phát cho biết, với vai trò là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban KTTW đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ công tác theo kế hoạch đề ra và nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, góp phần tăng cường vai trò, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng và đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2019.
Theo đó, trong năm 2019, Ban KTTW đã được Bộ Chính trị giao chủ trì xây dựng 8 đề án lớn. Đến nay, cả 8 đề án đã hoàn thành. Các đề án này đều có phạm vi rộng, nội dung phức tạp về lý luận và thực tiễn, đề cập đến những vấn đề rất quan trọng về đổi mới, phát triển kinh tế- xã hội trong tình hình hiện nay.
Đơn cử như Đề án “Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Đề án được đánh giá ngang tầm với một Nghị quyết Trung ương và các nội dung quan trọng của đề án sẽ được tổng hợp phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Hay như “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” là đề án phức tạp, có nhiều nội dung mới liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực, nên trong quá trình nghiên cứu, Ban KTTW luôn bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, tình hình thực tiễn và định hướng phát triển của đất nước cũng như xu hướng phát triển trên thế giới để chủ động tiếp cận, nghiên cứu, xây dựng đề án.
Trên cơ sở đề án, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tận dụng có hiệu quả các cơ hội và hạn chế tối đa các thách thức do cuộc cách mạng này đem lại…
Bên cạnh đó, năm 2019, Ban KTTW đã có 117 lượt phối hợp thẩm định, tham gia ý kiến chuyên môn về nhiều đề án, dự án, báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trình Bộ Chính trị. Các ý kiến tham gia thẩm định của Ban KTTW luôn có chất lượng tốt, thể hiện quan điểm rõ ràng và có trách nhiệm đối với các nội dung đề nghị thẩm định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và l ãnh đạo Ban KTTW cùng chủ trì hội nghị. Ảnh: H.T |
Ngoài triển khai các đề án được giao, năm 2019, Ban KTTW đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức nghiên cứu một số nội dung phục vụ công tác tổng kết, tham mưu, đề xuất của Ban về một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội gắn với tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.
Tiếp tục bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ được giao
Cũng tại hội nghị, Trưởng ban KTTW Nguyễn Văn Bình cho biết, những chủ trương, đường lối do Ban KTTW chủ trì, nghiên cứu, đề xuất với Bộ Chính trị ban hành đều là những vấn đề mang tính chiến lược, thể hiện sự đổi mới sáng tạo theo kịp xu hướng phát triển của thời đại để vừa khắc phục khó khăn, thách thức vừa tận dụng cơ hội, xây dựng nền tảng vững chắc nhằm đưa nước ta đến năm 2045 thành nước công nghiệp phát triển, giàu có và thịnh vượng.
Tuy nhiên, ngoài các kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại như chất lượng và hiệu quả một số mặt công tác còn chưa đồng đều; kết quả nghiên cứu, đề xuất một số đề án, báo cáo còn chậm tiến độ…
Do đó, trong năm 2020, Ban KTTW sẽ tiếp tục bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu đề xuất cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề lớn về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi những kết quả Ban KTTW đã làm được trong năm qua và hoan nghênh tinh thần cầu thị của Ban KTTW trong nghiên cứu, đề xuất các ý kiến đóng góp cho Chính phủ.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng yêu cầu Ban KTTW cần thẳng thắn nhìn nhận những bất cập, hạn chế như: kết quả nghiên cứu chất lượng còn thấp; một số đề án chất lượng chưa cao, chưa có sự đột phá về tư duy phát triển, chưa tạo ra kênh dẫn đường, mở lối dẫn dắt thực tiễn phát triển.
Do đó, Thủ tướng đề nghị, trong năm 2020, Ban KTTW cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tầm chiến lược, chẳng hạn như biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu cần phát triển kinh tế gắn liền với tài nguyên biển vì Việt Nam là quốc gia biển với 28 tỉnh, thành giáp biển.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng nêu ra một số vấn đề như: Cơ chế đột phá nào để thúc đẩy kinh tế vùng làm cho các vùng kinh tế không bị “cát cứ’ như thời gian qua. Hay những phương thức tận dụng cơ hội của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để cuộc cách mạng này lan tỏa, rộng khắp và mạnh mẽ.
Bên cạnh đó là tìm ra mô hình đặc khu kinh tế tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của đất nước, vì theo Thủ tướng, mô hình đặc khu kinh tế đã giúp nhiều quốc gia vươn lên, nhanh chóng tham gia vào nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển…
Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng ban KTTW Nguyễn Văn Bình cho biết, những ý kiến đánh giá kết quả đạt được mà Thủ tướng khen ngợi là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ và truyền cảm hứng cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của ban trong thời gian tới.
Những tồn tại, yếu kém mà Thủ tướng Chính phủ chỉ ra chính là định hướng để Ban KTTW kịp thời hoàn thiện hoạt động của mình, khắc phục những khó khăn, yếu kém, đáp ứng được nguyện vọng của Đảng, Nhà nước trong thời gian tới./.
Vân Hà
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/670e799021.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。