Ngân hàng im ắng
Theânhàngchùnchânvớitráiphiếudoanhnghiệkết quả bóng đá hạng ngoại hạng anho thông tin về động thái phát hành trái phiếu của các ngân hàng thời gian gần đây thì giới ngân hàng đã tỏ ra “im hơi lặng tiếng” hơn trong hoạt động phát hành trái phiếu. Động thái này có phần thay đổi nhiều so với diễn biến của thị trường trái phiếu năm 2021 khi các ngân hàng thường xuyên là quán quân trong hoạt động phát hành trái phiếu.
Trong tháng 3, các ngân hàng tỏ ra khá vắng bóng trong các đợt phát hành trái phiếu |
Số liệu thống kê từ Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, trong tháng 3/2022 toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp chỉ có 2 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (1.000 tỷ đồng) và Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ TNS Holdings (490,8 tỷ đồng). Ngoài ra, thị trường cũng có 10 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị 2.130 tỷ đồng trong tháng 3.
Trong 2 đợt phát hành ra công chúng, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect phát hành 3 mã trái phiếu với các kỳ hạn 1 năm, 2 năm và 3 năm. Trái phiếu kỳ hạn 1 năm có lãi suất cố định 8%/năm với giá trị 200 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm có lãi suất 8,2% cho năm đầu tiên và năm tiếp theo có lãi suất bằng lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân của các ngân hàng nhóm Big 4 (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) cộng với biên độ 2,6%/năm. Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có lãi suất 8,4% cho năm đầu và các năm tiếp theo bằng lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân nhóm Big 4 cộng với biên độ 2,8%/năm. Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ TNS Holdings phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lãi suất 10%/năm cho năm đầu tiên, các năm tiếp theo lãi suất bằng 3% cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân cao nhất kỳ hạn 12 tháng của Ngân hàng MSB.
Trong tháng 3, các ngân hàng tỏ ra khá vắng bóng trong các đợt phát hành trái phiếu và theo đó nhóm bất động sản chiếm phần lớn khối lượng phát hành với 1.690,8 tỷ đồng (chiếm 46,7%).
Tăng cường giám sát các ngân hàng
Diễn biến phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 3 vừa qua đã có phần khác nhiều so với cục diện năm 2021, khi các ngân hàng thường làm mưa làm gió trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trước đó chỉ vào cuối năm 2021, nhóm ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về khối lượng phát hành trong quý IV/2021, với gần 40% khối lượng trái phiếu được phát hành. Trong giai đoạn này, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm 35% tổng khối lượng phát hành.
Ngoài việc sụt giảm phát hành trái phiếu, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng cũng bị “chùn chân” hơn kể từ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN vào cuối năm 2021. Theo đó, Thông tư 16 đã đưa ra nhiều quy định siết chặt hơn việc ngân hàng tham gia mua trái phiếu. Ông Nguyễn Thành Hòa - chuyên viên phân tích mảng ngân hàng thuộc Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, một trong những nội dung có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến các ngân hàng là quy định không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích tăng quy mô vốn hoạt động. Bởi lẽ, những doanh nghiệp phát hành dạng này thời gian qua rất nhiều và ngân hàng cũng là lực lượng tham gia nhiệt tình với vai trò nhà đầu tư.
Theo một số chuyên gia tài chính, các quy định chặt chẽ hơn đối với việc ngân hàng mua trái phiếu có tác dụng một phần giúp ngân hàng (và cả các nhà đầu tư khác) khi đầu tư trái phiếu sẽ có sự chọn lọc kỹ càng hơn, ít sa đà vào những loại trái phiếu có rủi ro cao. Mặt khác, việc siết chặt hơn này một phần cũng hạn chế việc các ngân hàng lạm dụng các biện pháp “xử lý kỹ thuật” để làm thay đổi số liệu báo cáo tài chính thông qua các nghiệp vụ mua bán trái phiếu tại những thời điểm chuyển giao niên độ tài chính.
Mới đây, trong Công điện số 304/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất, nhóm các ngân hàng cũng là một trong những đối tượng được Thủ tướng chỉ đạo cần phải được giám sát việc tham gia vào thị trường trái phiếu.
Cụ thể, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành, đầu tư, phân phối… trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các trái phiếu phát hành của doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm… Sau khi có công điện trên của Thủ tướng, trao đổi với phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực tế việc giám sát ngân hàng tham gia trái phiếu cũng là việc làm thường xuyên được Ngân hàng Nhà nước quan tâm. Theo đó với việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa việc giám sát hoạt động này.
Theo quy định tại Thông tư 16/2021/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp phát hành; Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động. |