当前位置:首页 > Cúp C2

【dongtamlongan .com】Doanh nghiệp chế biến gỗ: Nỗ lực thay đổi để phát triển bền vững

doanh nghiep che bien go no luc thay doi de phat trien ben vung

Mẫu mã là yếu tố mang lại giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị của ngành chế biến gỗ Ảnh: Nguyễn Hiền.

Cơ hội tăng trưởng lớn

Năm 2017,ệpchếbiếngỗNỗlựcthayđổiđểpháttriểnbềnvữdongtamlongan .com mặc dù ngành chế biến gỗ còn gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết không thuận lợi và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường, song lĩnh vực chế biến gỗ, xuất khẩu lâm sản Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 8 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020. Gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN và đứng thứ hai châu Á và thứ 5 thế giới.

Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực thay đổi của chính các DN trong ngành. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Công ty Scansia Pacific khẳng định, nguyên liệu là vấn đề phải quan tâm hàng đầu đối với DN chế biến gỗ. Trong năm 2016, Scansia Pacific sử dụng 60.000 khối gỗ quy tròn, trong đó có 90% là gỗ trong nước, còn lại là nhập khẩu. Để chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước, công ty đã liên kết với các hộ trồng rừng ở Quản Trị và Thừa Thiên Huế. Theo đó, công ty hỗ trợ các hộ này đạt được chứng nhận FSC sau đó thu mua số gỗ có chứng nhận FSC của các hộ này với giá cao hơn 15% so với giá thị trường. Đặc biệt, Scansia Pacific yêu cầu các hộ kéo dài thời gian khai thác để tăng chất lượng gỗ, các hộ nào có nhu cầu công ty sẽ cho vay với lãi suất thấp chỉ 2%/năm. Chính những giải pháp này đã giúp công ty có được mối liên kết chặt chẽ với các hộ trồng rừng, qua đó giúp tăng nhanh diện tích rừng đạt chứng nhận FSC. Cụ thể, chỉ sau hai năm thực hiện liên kết, từ vài trăm ha, đến nay tại Huế đã có 3.000 ha rừng đạt FSC và dự kiến sẽ có thêm 2.000 ha trong năm 2018.

Trong khi đó, ông Lương Văn Nga, Giám đốc Công ty Koda Sài Gòn nhấn mạnh, mẫu mã là yếu tố mang lại giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị của ngành chế biến gỗ. “Chúng tôi không chỉ bán cái bàn, cái ghế mà bán vẻ đẹp, bán giải pháp cho không gian sống của khách hàng. Theo đó, chúng tôi tạo ra một thiết kế phù hợp với không gian, với gu thẩm mĩ của khách hàng. Khi đã đánh trúng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng thì người bán chính là người quyết định giá của sản phẩm và khách hàng sẵn sàng trả giá cao” - ông Nga chia sẻ.

Các chuyên gia cho rằng, ngành chế biến gỗ đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, cả về xu hướng thị trường cũng như tiềm lực sản xuất của các DN trong nước. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho biết, trong vài năm gần đây, các khu vực sản xuất đồ gỗ đều không tăng trừ châu Á- Thái Bình Dương nên áp lực cạnh tranh toàn cầu không tăng. Trong khi đó, việc Trung Quốc bắt đầu đánh thuế xuất khẩu và bị kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ đã khiến ngành đồ gỗ nội thất của nước này giảm sức cạnh tranh. Các nước Đức, Ý do kinh tế châu Âu suy thoái nên đang giảm sản xuất do chi phí đầu vào tăng, sức cạnh tranh giảm… Một số đối thủ lân cận như Malaysia, Indonesia mặc dù có chiến lược phát triển ngành này khá rõ ràng nhưng bị hạn chế do thiếu lao động.

Trong khi đó, nhu cầu thị trường đồ nội thất trên thế giới vẫn tăng trưởng mạnh. Do vậy, ông Khanh khẳng định, các DN cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội này. “Nếu bỏ lỡ, các nước láng giềng trong khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia chắc chắn sẽ vươn lên, vượt qua Việt Nam để giành lấy thị trường” - ông Khanh cho hay.

Lo “vạ lây” từ Trung Quốc

Dù đang đứng trước cơ hội lớn, nhưng ngành gỗ cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Ông Khanh cho hay, hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên nước này mới ban hành chính sách giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp trong nước từ 35% xuống 25% nhằm hỗ trợ cho các ngành sản xuất bản địa bao gồm ngành gỗ. Với chính sách này, các doanh nghiệp cần chú ý để tránh xuất khẩu các mặt hàng mà phía Mỹ đang tăng trưởng sản xuất.

Bên cạnh đó, thị trường EU được dự báo không tăng nhiều trong nhập khẩu đồ gỗ. Đồng Euro biến động giảm cũng gây khó khăn cho việc nhập khẩu từ Việt Nam. Các thị trường truyền thống khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng được dự báo không tăng mạnh nhu cầu, đặc biệt, xuất khẩu các mặt hàng dăm gỗ, viên nén gỗ có thể biến động mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm thêm thị trường mới trong thời gian tới để đảm bảo mục tiêu sản xuất, xuất khẩu trong năm 2018.

Đặc biệt, ông Khanh cho biết, thời gian gần đây, xuất hiện xu hướng nhiều DN Trung Quốc muốn dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết để tận dụng các ưu thế tại Việt Nam. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường lao động và nguyên liệu trong nước, thậm chí còn có thể dẫn đến nguy cơ bị kiện chống bán phá giá ở thị trường Mỹ.

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Lâm Việt cho biết, sản phẩm gỗ của DN Trung Quốc thường có giá thành rẻ hơn so với hàng Việt Nam. Do đó, nếu DN Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam để sản xuất sản phẩm xuất sang Trung Quốc, sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ có nguy cơ bị “vạ lây” áp thuế chống bán phá giá, ảnh hưởng tới sản xuất chung của toàn ngành. Bởi hiện sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc đang bị kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ. Điều này cũng đã từng xảy ra ở một số ngành sản xuất khác hiện nay.

分享到: