发布时间:2025-01-10 01:59:48 来源:88Point 作者:Cúp C1
Ám ảnh từ cái tên "làng Nhô"
Làng Lác Nhuế,àngNhôthànhlàngtỷphúbảng xếp hạng ngoại hạng tbn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng trước đây nổi tiếng là nơi nghèo nhất nhì của vùng đồng chiêm trũng Hà Nam, nhưng cũng được mệnh danh là làng kiên cường nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những năm 1948-1954, cả tỉnh Hà Nam bị giặc Pháp chiếm đóng, nhưng chưa một lần giặc vào được Lác Nhuế bởi thành lũy nơi đây là "bất khả xâm phạm".
Lịch sử anh hùng là vậy, nhưng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, làng Lác Nhuế đã xảy ra sự kiện "đòi đất", đã được nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết lại trong cuốn tiểu thuyết "Kẻ ám sát cánh đồng", sau đó dựng thành phim "Chuyện làng Nhô".
Bộ phim "Chuyện làng Nhô" nói về việc "đòi đất" của làng, do Trịnh Khải khởi xướng (trong phim "Chuyện làng Nhô", nhân vật có tên là Trịnh Khả) với nhiều chi tiết hư cấu, khiến câu chuyện vượt xa so với thực tế.
Nhân vật nguyên mẫu ngoài đời là Trịnh Văn Khải, vốn là kỹ sư điện máy thủy, sau một thời gian tu nghiệp ở nước ngoài trở về và giảng dạy tại Đại học Hàng hải (Hải Phòng). Thời điểm ấy, bắt đầu thực hiện chế độ khoán mới trong nông nghiệp, huyện Kim Bảng cắt 75 mẫu ruộng của thôn Lác Nhuế cho các nơi khác. Lợi dụng việc này, cộng với sự bất mãn sẵn có, Khải lập kế hoạch xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước.
Sau đấy Trịnh Khải đã tập hợp một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, mắc sai phạm trong quản lý kinh tế ở làng để tuyên truyền, kích động bằng cách đâm đơn kiện đòi đất lên các cấp chính quyền như UBND huyện Kim Bảng, UBND tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) và Tổng cục Quản lý ruộng đất.
Nhận được thư trả lời rằng việc đòi ruộng đất là không có căn cứ, trái quy định của Luật Đất đai hiện hành, cho rằng câu trả lời không thỏa đáng, Khải tập hợp một số quần chúng quá khích kéo nhau lên Trung ương tiếp tục khiếu kiện. Sau đó, Trung ương có Công văn số 447 chuyển đơn kiện về UBND tỉnh để UBND tỉnh trả lời một cách rõ ràng hơn việc đòi đất là sai.
Nhưng Khải tự lập ra "Ban 447" và tự đề ra nhiệm vụ chống tham nhũng ở địa phương. Khải kêu gọi dân làng phải theo "Ban 447" với những câu khẩu hiệu "Ai không đi đòi ruộng đất, khi chết không cho chôn ở làng", "Ai không góp tiền, gạo để "Ban 447" đi đòi ruộng đất, khi đòi được sẽ không được chia...".
Với những hành động phi pháp đó, Trịnh Khải đã bị bắt và phải trả giá trước pháp luật. Làng Lác Nhuế yên bình trở lại, nhưng cái tên "làng Nhô" theo cách gọi trong phim đã trở thành một "vết đen" cho làng. Người Lác Nhuế bị dân các xã xung quanh cô lập, tẩy chay. Người ta bảo nhau "dân làng Nhô ác lắm" và ngại buôn bán, kết thông gia với người Lác Nhuế.
"Làng Nhô" thay da đổi thịt, trở thành "làng tỷ phú"
Gần 30 năm sau sự kiện "làng Nhô", làng Lác Nhuế dần phai chuyện cũ, thay da đổi thịt. Trước đây, nhiều người biết đến xã Đồng Hóa với sự kiện "làng Nhô" thì nay biết đến xã Ðồng Hóa bởi sự trù phú, giàu có của một làng quê xứ đồng chiêm trũng.
Theo thống kê của UBND xã Đồng Hóa, hiện nay Lác Nhuế có khoảng 5.000 nhân khẩu nhưng người Lác Nhuế rất giàu có và có rất nhiều tỷ phú. Hiện Lác Nhuế được biết đến là làng đa ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trong và ngoài xã.
Ông Ngô Thanh Hiếu, Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa cho biết: "Trước đây Lác Nhuế được biết đến là làng chỉ có duy nhất một con đường độc đạo đi vào. Sau nhiều năm thay đổi, phát triển giờ đường sá được mở mang, người dân thuận tiện phát triển kinh tế. Năm 2021, thu nhập bình quân của cả xã Đồng Hóa là 65 triệu đồng/người/năm, thì riêng ở Lác Nhuế người dân thu nhập cao hơn khoảng gấp rưỡi. Lác Nhuế hiện nay có đến hơn 1.000 chiếc ô tô các loại".
Cũng theo chia sẻ của ông Hiếu, người dân Lác Nhuế rất cần cù, chịu khó làm ăn. Dù không có ngành, nghề gì bền vững nhưng hễ thấy ở đâu có nghề gì kiếm ra tiền là người dân Lác Nhuế đem về làng, nào là thêu may quần áo, túi, ví thổ cẩm, làm hàng lưu niệm, buôn bán sắt vụn, đồng nát, rồi sản xuất đồ mộc mỹ nghệ... Gia đình này có thể hôm nay làm thêu, khung tranh, ngày mai lại có thể buôn bán đồng nát kiếm sống.
Theo lời giới thiệu của Chủ tịch xã Đồng Hóa, phóng viên đã đến gia đình anh Trịnh Văn Hanh, thôn 2, Lác Nhuế, một trong những gia đình làm kinh tế giỏi trong xã. Hiện gia đình anh Hanh mở Công ty TNHH Như Ý, với nhiều cơ sở khác nhau, riêng tại cơ sở ở thôn 2 Lác Nhuế, gia đình anh Hanh tạo điều kiện làm việc cho hơn 60 công nhân, với mức lương từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng.
Anh Trịnh Văn Hanh, Giám đốc Công ty TNHH Như Ý cho biết: "Ngoài việc tạo việc làm thường xuyên cho các lao động, đóng bảo hiểm và các chế độ cho người lao động, chúng tôi còn tạo điều kiện cho nhiều người dân trong làng làm việc thời vụ".
Những người mới đến Lác Nhuế lần đầu có thể phải trầm trồ trước sự giàu có, trù phú của người dân nơi đây, những ngôi nhà kiên cố, xen lẫn những biệt thự đếm không xuể đủ nói lên sự giàu có của người dân nơi đây.
Quá khứ đã dần lùi xa, người dân Lác Nhuế bây giờ cũng rũ bỏ quá khứ, nhạy bén, nắm bắt thời cơ làm giàu cho chính bản thân và quê hương mình.
(Theo Dân Trí)
Từ một xã nghèo thuần nông, cuộc sống người dân nhiều khó khăn, Đô Thành (Yên Thành, Nghệ An) đã có nhiều ô tô, biệt thự... Nơi đây được gọi với cái tên là "làng tỷ phú" của xứ Nghệ.
相关文章
随便看看