当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【số liệu thống kê về heidenheim gặp dortmund】Nhiều khó khăn, thách thức để thành lập “siêu ủy ban”

nhieu kho khan thach thuc de thanh lap sieu uy ban

Đang có nhiều thách thức và nguy cơ lớn cho triển vọng thành công của mô hình cơ quan chuyên trách sau thành lập. Ảnh minh họa: Internet.


Báo cáo khẳng định, quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả số tài sản công khổng lồ trong nền kinh tế vừa là yêu cầu, vừa là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và gia tăng phúc lợi quốc gia.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đặc biệt quan trọng này, một trong những giải pháp cơ bản đầu tiên là phải có bộ máy chuyên nghiệp, chuyên trách quản lý và giám sát tài sản nhà nước một cách tập trung, trong đó có vốn đầu tư của Nhà nước tại DN.

Ở Việt Nam, giá trị vốn, tài sản Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh là rất lớn. Theo Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2015, tính riêng 781 DNNN đã có tổng giá trị tài sản là 3.105 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu nhà nước là 1.233 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, khối lượng vốn và tài sản này đang bị phân tán trong hầu khắp các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Chính thể chế quản lý phân tán, chia cắt cho nhiều Bộ như hiện nay đã làm giảm hiệu lực, thậm chí vô hiệu hóa quyền chủ sở hữu toàn dân, thông qua nhà nước là người đại diện, đối với vốn và tài sản Nhà nước đầu tư tại DN.

Song hiện các Bộ quản lý ngành còn nhiều vướng mắc và ý kiến khác nhau về lộ trình, bước đi, cách thức thực hiện và thiết kế quy định cụ thể.

Cụ thể, một số bộ quản lý ngành và tập đoàn, tổng công ty, một mặt vẫn đồng tình với chủ trương thành lập cơ quan chuyên trách, mặt khác luôn đưa ra quan điểm phân vân, lo ngại về việc chuyển giao DN và vốn Nhà nước về cơ quan này với những lý do như: chuyển giao toàn bộ các tập đoàn, tổng công ty lớn về một cơ quan sẽ tạo ra một trung tâm quyền lực quá mạnh, khó có thể kiểm soát được, dẫn đến nguy cơ lạm quyền. Việc thành lập và chuyển giao doanh nghiệp về cơ quan chuyên trách sẽ ảnh hưởng đến tiến trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN mà các Bộ hiện đang thực hiện.

Một số ý kiến đề nghị, trong xu thế hội nhập và xây dựng kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập, số lượng DNNN ngày càng giảm mạnh thông qua cổ phần hóa, và do đó, không cần thiết phải chuyển DNNN hiện nay về cơ quan chuyên trách…

“Những phân vân, lo ngại nêu trên đều ẩn ý mong muốn duy trì cơ chế phân quyền quản lý DN và vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh cho hàng chục đầu mối cơ quan như hiện nay”, báo cáo nhận định.

Vì vậy CIEM cho rằng, nếu không có biện pháp giải quyết thỏa đáng những vướng mắc này sẽ là thách thức và nguy cơ lớn cho triển vọng thành công của mô hình cơ quan chuyên trách sau thành lập.

Để vượt qua những thách thức đó, cần tới nỗ lực và quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, sự ủng hộ của cộng đồng DN thuộc mọi thành phần kinh tế, cũng như các bên lợi ích có liên quan,

Dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trao đổi về vấn đề này bên lề Hội thảo công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý II-2016 vừa được tổ chức, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM khẳng định ông tin là cơ quan này sẽ được thành lập.

Về những lo ngại ủy ban này có quản lý được khối tài sản lớn như vậy hay không, ông Cung cho biết số vốn này là bình thường, nếu so với các tập đoàn đa quốc gia.

Về vấn đề nhân sự, theo TS. Nguyễn Đình Cung, có nhiều người Việt làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia, họ có nhiều kinh nghiệm, miễn là chúng ta có thể thiết kế một động lực đủ mạnh, đủ hấp dẫn để mời họ về làm việc cho mình.

Muốn vậy, cần có những thảo luận để đạt được sự thay đổi lớn về cơ chế khác biệt nhằm thu hút người tài như là cơ chế lương thưởng, có chế này không dựa trên mức lương công chức Nhà nước mà lấy thị trường làm tiêu chí. Đồng thời, có cơ chế sa thải, miễn nhiệm nếu không hoàn thành chỉ tiêu.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Nghị quyết của Đảng đã nêu rồi, luật đã có rồi, Chính phủ đã đưa vào chương trình hành động rồi, vì thế ông tin rằng “chỉ trong 2 năm thôi, Ủy ban này sẽ đi vào hoạt động”.

分享到: