您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【kèo bồ đào nha tối nay】Hành trình dài đưa trái cây vào Úc

Ngoại Hạng Anh95人已围观

简介Trái vải thiều của Việt Nam đã vào Úc sau 12 năm xúc tiến mở cửa thị trường. Ảnh:TL. 5-10 năm cho đ ...

nbsphanh trinh dai dua trai cay vao uc

Trái vải thiều của Việt Nam đã vào Úc sau 12 năm xúc tiến mở cửa thị trường. Ảnh:TL.

5-10 năm cho đàm phán xuất khẩu trái cây

TheànhtrìnhdàiđưatráicâyvàoÚkèo bồ đào nha tối nayo tin từ Bộ Công Thương, bên lề Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC lần thứ 23 hồi tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã gặp Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Úc để thảo luận về việc hợp tác giữa hai bên, trong đó có lời đề nghị phía Úc tạo điều kiện cho trái thanh long Việt Nam vào thị trường này.

Ngay sau đó, đại sứ quán Úc tại Việt Nam đã có thư gửi Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cập nhật thông tin về tiến độ mở cửa thị trường đối với trái thanh long tươi, trong đó có việc hỗ trợ Việt Nam xin phép cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Úc-New Zealand để sử dụng phương pháp chiếu xạ cho loại quả này khi xuất khẩu. Các kế hoạch xúc tiến thương mại vẫn diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm đạt mục tiêu quả thanh long sẽ có mặt tại Úc trong năm 2017 này.

Những năm gần đây, thanh long là loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 895,7 triệu đô la Mỹ, chiếm tỉ trọng 50,3% trong xuất khẩu trái cây tươi và 36,1% trong tổng nguồn thu từ xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết, các loại trái cây tươi vào Úc không dễ dàng gì, nhất là việc vượt qua hàng rào kỹ thuật để mở cửa thị trường. Thời gian đàm phán đối với một mặt hàng gặp nhiều khó khăn và kéo dài, thường từ 5 năm đến 10 năm. Như trái vải mất 12 năm đàm phán, trái xoay mất 7 năm. Mãi đến năm 2015 trái vải mới gia nhập được thị trường này, còn trái xoay “thâm nhập” sau đó 1 năm.

Sau vải thiều và xoài, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực làm việc với phía Úc để tiếp tục cho một số loại quả tươi khác như chôm chôm, vú sữa, nhãn tiếp tục được đón nhận tại Úc. Hai cơ quan này cũng sẽ tìm kiếm, giới thiệu các tập đoàn lớn của Úc để chuyển giao công nghệ chế biến, công nghệ tái sử dụng phụ phẩm, công nghệ giống…cho các nhà sản xuất trái cây trong nước, nhằm nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của trái cây Việt Nam.

Con tôm có thêm đường đến Úc

Lệnh tạm ngừng nhập khẩu một số sản phẩm tôm và thịt tôm chưa nấu chín của Việt Nam do phía Úc ban hành hồi đầu năm nay đã được tháo gỡ, nhờ những động thái tích cực của Bộ Công Thương. Cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc đã cho phép nhập khẩu trở lại 7 mặt hàng tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa nấu chín của Việt Nam. Thậm chí, từ giữa tháng 6 này, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc chấp nhận các đơn xin phép nhập khẩu đối với mặt hàng tôm chưa nấu chín được đánh bắt tự nhiên tại Úc rồi xuất khẩu sang Việt Nam để chế biến sau đó tái xuất sang Úc.

Phía các cơ quan Việt Nam cũng xúc tiến đẩy mạnh quá trình cùng phía Úc xem xét các cơ sở nuôi tôm sạch, không bị bệnh đốm trắng của Việt Nam nhằm sớm cho phép con tôm tươi (nguyên con) của Việt Nam được vào Úc, sau khi trải qua chương trình giám sát, chứng nhận khắt khe. Nếu hoàn tất được quy trình như trên, Việt Nam sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới xuất khẩu được tôm tươi nguyên con vào Úc. Điều này không những giúp ngành tôm Việt Nam tăng thị phần xuất khẩu vào thị trường Úc mà còn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vào các thị trường phát triển khác, vốn có yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý chất lượng, như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản...

Úc là một trong những thị trường xuất khẩu nông thủy sản lớn của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 8,3%/năm và kim ngạch bình quân khoảng 450 triệu đô la Mỹ/năm trong giai đoạn 2011 - 2016. Hai bên đã tham gia ký kết Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia (Úc) và New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực từ năm 2010 với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0%.

Nhờ hiệp định AANZFTA, xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Úc đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2011 - 2016. Cụ thể, sản phẩm rau quả đạt tăng trưởng khoảng 27,7%/năm, hạt điều đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm...

Tags:

相关文章