【lịch thi đấu cúp nhật bản】Hà Nội: Dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào tháng 10, 11
作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 16:23:19 评论数:
Bệnh viện ứng phó với dịch sốt xuất huyết có khả năng bùng phát diện rộng Tập trung nguồn lực chống dịch sốt xuất huyết TPHCM ghi nhận hơn 32.000 ca sốt xuất huyết |
Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 17.974 ca mắc SXH (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022). Ảnh: ST |
264 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, liên tục trong 4 tuần qua, số ca mắc SXH trên địa bàn tăng mạnh. Đáng chú ý, trong tuần qua Hà Nội có thêm 2.593 ca mắc SXH tại 29 quận, huyện. Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 17.974 ca mắc SXH (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022); trong đó có 3 ca tử vong. Ngoài ra, tuần qua thành phố cũng ghi nhận 105 ổ dịch tại 23 quận, huyện, thị xã. Hiện còn 264 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã, trong đó có một số ổ dịch diễn biến phức tạp kéo dài. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thạch Thất, Hà Đông, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Oai…
Đáng chú ý, theo CDC Hà Nội, kết quả kiểm tra giám sát tại một số nơi vẫn tiếp tục ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ từ 3-4 lần. Theo quy định, vùng nguy cơ cao có dịch SXH là vùng có chỉ số bọ gậy (BI) từ 20 trở lên. Trong khi đó, giám sát công tác phòng, chống SXH trong tuần này cho thấy, tại thôn 8, xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ (BI=80); phường Định Công, quận Hoàng Mai (BI=60); xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên (BI=50)…
CDC Hà Nội dự báo, đỉnh dịch SXH tại Hà Nội sẽ rơi vào tháng 10, 11. Với diễn biến thời tiết như hiện nay, nhiệt độ hàng ngày dao động trong khoảng 26-32⁰C, là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi. Kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch, nhiều ca mắc trên địa bàn thành phố, mật độ quần thể muỗi truyền bệnh tiếp tục duy trì ở mức cao, nhiều điểm vượt ngưỡng dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh… Do đó, tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới.
Trước tình hình số ca mắc SXH gia tăng nhanh chóng, các chuyên gia y tế cảnh báo, nhiều ca bệnh trở nặng do xử trí không đúng cách hoặc bệnh nhân đến cơ sở y tế quá muộn, lúc đó đã có các biểu hiện suy đa tạng hoặc sốc, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Theo GS, TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, diễn biến chung của SXH rất cấp tính trong vòng 2-7 ngày, các thầy thuốc cần lưu ý ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 biến cố có thể xảy ra, xử lý kịp thời các dấu hiệu cảnh báo, không để xuất huyết nặng trong nội tạng và tụt áp quá lâu có thể dẫn đến tử vong. Bản thân mỗi cá nhân và cộng đồng cũng phải lưu tâm đến SXH. Nếu bị sốt thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, có thể làm xét nghiệm MS1 trong 3 ngày đầu để phát hiện sớm SXH để theo dõi phù hợp và xử lý kịp thời.
Triển khai đồng loạt các giải pháp
GS, TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, SXH là một bệnh lưu hành quanh năm, do đó, việc phòng, chống phải được triển khai thường xuyên, liên tục, đồng bộ trong toàn xã hội. Tuy nhiên, theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2023 và 2024, biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh SXH và các bệnh do muỗi truyền. Tại Việt Nam, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh SXH, việc chống dịch phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác, sự phối hợp của người dân trong hoạt động diệt bọ gậy và muỗi truyền bệnh. Để có những biện pháp dự phòng hiệu quả lâu dài, cần tập trung loại bỏ những ổ muỗi vằn, ngăn chặn vector truyền bệnh, đó là nhiệm vụ, chính sách cụ thể của từng địa phương, đặc biệt là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao.
Chia sẻ thêm về công tác phòng chống SXH, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cho rằng, các chuyên gia y tế đã phân tích, điều kiện thời tiết, mật độ dân số đông, giao thương đi lại nhiều… là những lý do khách quan khiến gia tăng số ca mắc SXH. Dù vậy, không vì lý do đó mà không quyết liệt trong công tác phòng, chống để giảm thiểu dịch bệnh một cách tốt nhất, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của người dân. Qua thực tế kiểm tra tại nhiều địa bàn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng, chống SXH của thành phố đã có từ rất sớm và tương đối đầy đủ nhưng một số địa phương triển khai chưa triệt để, dẫn đến gia tăng số ca mắc và ổ dịch diễn biến kéo dài. Ngược lại, nhiều địa phương khi phát hiện ca bệnh đã kiểm soát tốt, nhờ đó, giảm số ca mắc và khống chế được dịch bệnh. Đơn cử, quận Bắc Từ Liêm - có khoảng 2.100 nhà cho thuê riêng lẻ, hơn 900 công trình nhà ở, 108 dự án đầu tư xây dựng đang tổ chức thi công… là địa bàn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát SXH. Từ tháng 3 đến tháng 8/2023, quận thường xuyên nằm trong top đầu về số ca mắc. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, quận đã đứng dưới top 10 toàn thành phố và khống chế được số ca mắc, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà chia sẻ, bài học kinh nghiệm đầu tiên là sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đúng hướng, toàn diện, hiệu quả. Đồng thời, xác định phương châm không bỏ lọt, bỏ trống các vùng, lĩnh vực quản lý. Theo đó, quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo thiết lập các nhóm Zalo quản lý theo ngành, lĩnh vực và giao 1 đồng chí làm trưởng nhóm để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp nhận và triển khai kịp thời các chủ trương, chỉ đạo của thành phố và quận. Xác định địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: khu vực nhiều sinh viên/hộ gia đình/người lao động thuê, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, chợ đầu mối… Từ đó, tăng cường giám sát các ổ dịch cũ, theo dõi tình hình diễn biến côn trùng gây bệnh SXH, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh.
“Điều quan trọng là tích cực vận động mỗi người dân trên địa bàn nâng cao ý thức, tích cực vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng, diệt lăng quăng, bọ gậy và muỗi trên tinh thần phòng hơn chống”, ông Lưu Ngọc Hà nhấn mạnh.