【bóng đá trưc tiêp】Kết quả thi hành Luật Tố cáo
Luật Tố cáo (có hiệu lực từ ngày 1-7-2012) triển khai thi hành trên địa bàn tỉnh 4 năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Việc thực hiện Luật Tố cáo đã thể hiện quyền cơ bản của công dân trong tố cáo khi phát hiện sai phạm đối với hoạt động của cá nhân,ếtquảthihnhLuậtTốbóng đá trưc tiêp tổ chức, cơ quan nhà nước, qua đó góp phần mang lại hiệu quả chung trong công tác đấu tranh, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí...
Lãnh đạo UBND tỉnh họp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Luật Tố cáo năm 2011 ra đời trên cơ sở Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, giúp cho người dân có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện quyền tố cáo của mình, đồng thời luật cũng quy định chặt chẽ về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý và đảm bảo an toàn, bí mật đối với người tố cáo.
Tại huyện Châu Thành A, ngay sau khi tiếp thu nội dung Luật Tố cáo, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tư pháp phối hợp với Thanh tra huyện tổ chức triển khai các quy định của luật đến đội ngũ cán bộ, công chức và người dân. Sau 4 năm thi hành, toàn huyện thụ lý 7 đơn tố cáo của công dân, giải quyết đạt 100%, qua đó thi hành kỷ luật 3 cán bộ, công chức cấp xã; khôi phục quyền lợi cho công dân với số tiền 2 triệu đồng; thu hồi, nộp ngân sách nhà nước 59,8 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, cho biết: UBND huyện luôn quan tâm và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, trong quá trình giải quyết các vụ việc, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện luôn kiên quyết xử lý một cách cụ thể các trường hợp vi phạm, đúng người, đúng mức độ vi phạm và tuân thủ theo quy định pháp luật về tố cáo. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tố cáo đến đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân, giúp các quy định của luật đi vào cuộc sống, tạo hiệu quả thiết thực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…
Còn tại huyện Phụng Hiệp, qua 4 năm thi hành luật, UBND huyện đã thụ lý 9 đơn tố cáo của công dân, trong quá trình xem xét giải quyết, có 3 trường hợp công dân rút lại đơn tố cáo. Thụ lý các đơn tố cáo, UBND huyện tiến hành xác minh, làm rõ nội dung tố cáo thì có 5 trường hợp tố cáo với nội dung sai hoàn toàn và 1 trường hợp đúng một phần. Sau đó, UBND huyện tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm 2 cá nhân theo nội dung tố cáo của công dân.
Ông Nguyễn Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết với Luật Khiếu nại, tố cáo trước đây, quy định về các nguyên tắc bảo vệ người tố cáo và xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ người tố cáo chưa cụ thể và chưa có cơ chế thực hiện. Tuy nhiên, Luật Tố cáo hiện hành đã bổ sung và quy định rõ hơn về vấn đề này, qua đó xác định trách nhiệm chính thuộc về người giải quyết tố cáo, để từ đó căn cứ theo quy định của luật, cơ quan nhà nươc sẽ có những biện pháp đảm bảo an toàn, bí mật đối với công dân khi thực hiện quyền tố cáo.
Mặc dù vậy, qua quá trình triển khai thi hành luật, các quy định trong luật cũng bộc lộ một số bất cập như: Tại khoản 1, Điều 12 về thẩm quyền giải quyết tố cáo, quy định việc “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết”, tuy nhiên thực tế trong một số vụ việc cụ thể, việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định chưa thống nhất, cụ thể là trong trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác, cán bộ, công chức đã về hưu nhưng bị tố cáo về hành vi trong lúc còn đương nhiệm… từ đó gây khó khăn cho quá trình giải quyết.
Bên cạnh đó, theo một số địa phương, trên thực tế có khá nhiều trường hợp công dân thực hiện việc tố cáo do nhận thức còn hạn chế, chưa biết rõ các chủ trương, quy định của Nhà nước nên qua quá trình xác minh, làm rõ nội dung tố cáo của cơ quan có thẩm quyền, người tố cáo nhận biết việc tố cáo là chưa đúng hoặc người tố cáo tự xin rút nội dung tố cáo vì các lý do khách quan...
Trong thời gian tới, để những quy định của luật tiếp tục phát huy hiệu quả, các ngành, các cấp cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết kịp thời những tố cáo của công dân theo tinh thần luật định. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích cho người dân trong thực hiện quyền tố cáo nhằm đảm bảo các vụ việc tố cáo đúng đối tượng, đúng nội dung, góp phần trong việc thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.
Luật Tố cáo quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo; đồng thời phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin và bảo vệ cho người tố cáo. Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức. Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo; không được trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo… T.T |
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/674a798994.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。