Bị một vết rách sâu ở cẳng tay phải,ệttayvigravechủquanvớivếtthươngnhỏlich thi dau ý Quang tới bệnh viện huyện sơ cứu và khâu, nghĩ vài hôm sẽ lành. Sau một thời gian, vết thương liền sẹo nhưng cánh tay phải của Quang lại tê liệt.
Sau vài tuần theo dõi và chờ đợi, khoảng một tháng sau tai nạn, gia đình đã đưa Quang đi khám tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Tại đây, Quang được khám lâm sàng và làm xét nghiệm điện chẩn cơ, kết quả chẩn đoán là tổn thương thần kinh quay phải, có chỉ định mổ kiểm tra và xử lý theo thương tổn. Kết quả kiểm tra trong mổ là Quang bị đứt hoàn toàn thần kinh quay. Đây chính là nguyên nhân khiến cánh tay cậu bị tê liệt. Các bác sĩ đã nối trực tiếp thần kinh này cho Quang bằng kỹ thuật vi phẫu.
Sau 9 tháng phẫu thuật, hiện sự phục hồi thần kinh của Quang rất tốt. "Giờ tôi không còn phải lo lắng nhiều về tay phải nữa, thời gian ngắn nữa sẽ lại bình thường thôi, tôi cảm nhận được sự phục hồi”, Quang chia sẻ.
Một ca mổ của các bác sĩ Khoa Tạo hình - hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức. |
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức cho biết, khi bị thương tổn thần kinh ngoại biên như thần kinh của chi trên, chi dưới sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chức năng vận động cũng như cảm giác của bệnh nhân. Việc chẩn đoán và điều trị để phục hồi các chức năng thần kinh cần được các bác sĩ có chuyên môn sâu thực hiện.
Hiện nay có năm kiểu kỹ thuật khâu nối thần kinh vi phẫu kinh điển, và chỉ có các bác sĩ tạo hình hoặc chấn thương có kinh nghiệm chuyên sâu mới thực hiện được. Trước đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán thần kinh có bị tổn thương hay không và tổn thương ở mức độ nào rồi quyết định phương pháp điều trị là gì.
“Thời điểm bệnh nhân đến khám sớm hay muộn sau khi bị thương tổn cũng rất quan trọng để có chỉ định thích hợp. Có rất nhiều trường hợp đến khám muộn, sau 1-2 năm, khi các bản vận động đã thoái hóa, không thể hồi phục sau khi dây thần kinh bị đứt", tiến sĩ Hà nói.
Ông cho hay, với các trường hợp đến khám muộn này, biện pháp điều trị lại không phải can thiệp vào thần kinh mà cân nhắc các phương pháp phẫu thuật khác như chuyển gân, chuyển cơ... nhằm phục hồi một số chức năng quan trọng, giúp bệnh nhân hoà nhập với cuộc sống. "Tại Bệnh viện Việt Đức đã điều trị cho rất nhiều trường hợp bị tổn thương thần kinh ngoại biên và có kết quả phục hồi khá cao", bác sĩ Hà cho biết.
Hiện nay trên thế giới ngoài các kỹ thuật khâu nối thần kinh vi phẫu, người ta đã sử dụng keo dán sinh học để ráp nối giữa hai đầu thần kinh nhằm giúp kết quả phẫu thuật đạt tối ưu. Việc này giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật rất nhiều, đồng nghĩa với thời gian chịu gây mê cũng được giảm thiểu, nhất là đối với các cháu bé. Tại Bệnh viện Việt Đức cũng như một số cơ sở phẫu thuật lớn khác đã sử dụng keo dán sinh học trong phẫu thuật nối ghép thần kinh cho bệnh nhân.
"Ngoài phẫu thuật ra thì việc phối hợp và theo dõi chặt chẽ quá trình tập phục hồi chức năng của bệnh nhân cũng rất quan trọng nhằm giúp cho bệnh nhân có kết quả cuối cùng tối ưu, đặc biệt là ở trẻ em", bác sĩ Hà nói.
Từ ngày 23-11 đến 26-11-2013, giáo sư Alain Gilbert cùng cộng sự, đến từ Paris, Pháp sẽ kết hợp cùng các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình - Hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức, khám bệnh và phối hợp phẫu thuật cho các cháu bé bị liệt đám rối thần kinh cánh tay sau khi sinh ra. Bệnh nhân có thể đăng ký khám tại khoa Phẫu thuật Tạo hình - Hàm mặt Tầng 3 nhà B5, Bệnh viện Việt Đức (số 14, phố Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc gọi theo số: 0438253531 (số máy lẻ 350) để được tư vấn 24/24h. |
(Theo VnExpress)