【internacional rs】Cô dâu nhí tăng vọt do… biến đổi khí hậu
VHO - Biến đổi khí hậu gây ra tình trạng mất mùa,ôdâunhítăngvọtdobiếnđổikhíhậinternacional rs nạn đói và nhiều bé gái mới hơn 10 tuổi đã bị bố mẹ gả chồng để đổi lấy tiền cho gia đình sống qua ngày. Điều đó đã đẩy những bé gái vốn đã chịu nhiều thiệt thòi lâm vào hoàn cảnh bi đát hơn.
Theo số liệu của chính phủ Pakistan, số trẻ em nữ kết hôn trước 18 tuổi ở quốc gia này đang cao thứ sáu thế giới. Tỷ lệ kết hôn của trẻ em gái vị thành niên ở Pakistan đã giảm dần trong những năm gần đây, nhưng sau trận lũ lụt chưa từng có vào năm 2022, tỷ lệ tảo hôn hiện đang gia tăng do tình hình kinh tế bất ổn và do biến đổi khí hậu. Nhiều ngôi làng đến nay vẫn chưa phục hồi sau trận lũ năm 2022, khiến 1/3 Pakistan chìm trong nước, hàng triệu người phải di dời và phá hủy mùa màng.
Mashooque Birhmani, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Sujag Sansar, một tổ chức hợp tác với các học giả tôn giáo để chống lại nạn tảo hôn cho biết: “Điều này đã dẫn đến một xu hướng mới là: Cô dâu mùa gió mùa. Các gia đình sẽ tìm mọi cách để sinh tồn. Cách đầu tiên và rõ ràng nhất là gả con gái đi để đổi lấy tiền. Kể từ trận lũ năm 2022, nạn tảo hôn đã gia tăng ở các ngôi làng thuộc huyện Dadu, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và trong nhiều tháng nơi này như một cái hồ đầy nước”.
Tại làng Khan Mohammad Mallah, Shamila 14 tuổi và em gái Amina 13 tuổi đã bị gả bán để đổi lấy tiền mua thức ăn - một quyết định mà cha mẹ họ đưa ra để giúp gia đình sống sót trước mối đe dọa của lũ lụt. Cùng tổ chức lễ cưới với hai cô bé này, 45 cô gái vị thành niên đã trở thành vợ khi chưa đủ tuổi kết hôn. Mẹ chồng của Shamila, Bibi Sachal cho biết, họ đã đưa 200.000 rupee Pakistan (khoảng 18 triệu đồng) cho cha mẹ cô dâu trẻ - một số tiền lớn ở khu vực mà hầu hết các gia đình chỉ sống với mức 1 USD (tương đương 25.000 đồng) một ngày.
Najma Ali, kết hôn khi mới 14 tuổi, chia sẻ rằng cô đã hình dung ra một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng rồi lại thấy mình đang sống ở nhà với chồng và con. “Chồng tôi đã đưa cho bố mẹ tôi 250.000 rupee để làm đám cưới. Nhưng đó là khoản vay mà giờ anh ấy không có cách nào trả lại được. Bây giờ tôi lại có con nhỏ và chúng tôi không có gì để ăn”, cô kể khi đang bế đứa con 6 tháng tuổi của mình.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã báo cáo “những bước tiến đáng kể” trong việc giảm tảo hôn, nhưng bằng chứng cho thấy các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khiến các bé gái gặp nguy hiểm. “Chúng tôi dự kiến tỷ lệ tảo hôn tăng 18%, tương đương với việc xóa bỏ 5 năm tiến bộ”, báo cáo của UNICEF sau trận lũ năm 2022 cho biết.
Cũng theo UNICEF, các khu vực bị hạn hán ở Ethiopia đang chứng kiến tình trạng tảo hôn gia tăng đáng kể, vì tình trạng khẩn cấp do khí hậu gây ra tồi tệ đã đẩy nhiều người dân ở nước này đến bờ vực. UNICEF cho biết, trải qua 3 năm bị hạn hán liên tiếp, hàng triệu người ở vùng Sừng châu Phi (bao gồm một số địa phương của Ethiopia, Somalia, Kenya và Djibouti), đang phải đối mặt với nạn đói, tình trạng suy dinh dưỡng và buộc phải di cư hàng loạt. “Nhiều bé gái ở Ethiopia hiện đang bị ép kết hôn khi còn quá nhỏ, vì cha mẹ các em muốn có được của hồi môn từ nhà trai để có thêm nguồn tài chính nuôi sống gia đình, đồng thời hy vọng con gái của mình sẽ được những gia đình giàu có hơn nuôi dưỡng và bảo bọc”, bà Catherine Russell - Giám đốc UNICEF lên tiếng.
Trích dẫn dữ liệu của chính quyền địa phương, UNICEF cho biết, một số khu vực đang chứng kiến sự gia tăng mạnh các vụ tảo hôn. Tại khu vực Đông Hararghe, nơi sinh sống của 2,7 triệu người, số vụ tảo hôn đã tăng 51%. Cũng theo UNICEF, đây chỉ là một trong 6 khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Oromia đã chứng kiến sự gia tăng mạnh số vụ tảo hôn. Trên khắp các khu vực của vùng này, số trường hợp tảo hôn đã tăng gần 4 lần. Theo dữ liệu vào cuối tháng 4.2022, 672 trường hợp tảo hôn đã được ghi nhận từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2021, nhưng trong giai đoạn 6 tháng, từ tháng 9.2021 đến tháng 3.2022, con số này đã tăng vọt lên 2.282.
“Chúng tôi đang chứng kiến sự gia tăng nạn tảo hôn khá nghiêm trọng tại vùng Oromia. Tại đây, hơn 600.000 trẻ em cũng được cho là đã bỏ học do hạn hán. Việc tảo hôn lấy đi tất cả các cơ hội của trẻ em gái, khiến các em dễ sinh con sớm hơn và nhiều hơn. Do còn quá nhỏ, các em cũng không đưa ra được các đề nghị về tình dục an toàn với bạn đời của mình. Các em sẽ phải đối mặt hết vấn đề này đến vấn đề khác như một cái vòng lẩn quẩn”, bà Russel cảnh báo.
Theo UNICEF, hạn hán đã đe dọa những nỗ lực của Ethiopia trong việc giảm tỷ lệ tảo hôn, vốn đang ở mức cao nhất thế giới. Theo dữ liệu nhân khẩu học năm 2016, 40% trẻ em gái ở quốc gia Đông Phi này kết hôn trước 18 tuổi và 14% kết hôn trước 15 tuổi.
-
Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình[Infographic] Cơ chế đặc thù thí điểm cho TP HCM có gì mới?Sẽ thông toàn tuyến cao tốc Hải PhòngĐề xuất sửa đổi Luật Đầu tư công(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máyThuỷ điện Hoà Bình, Trị An và Yaly đã gần hết chi phí khấu haoThấy gì khi các thiên đường thuế dốc vốn vào Việt Nam?Siêu Dự án sân bay Long Thành: Làm rõ nhu cầu sử dụng đất để thu hồi, bồi thườngMỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tínhCông an tỉnh: Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng làm đẹp rồi chuốc thuốc ngủ trộm tài sản
下一篇:Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Hà Nội: Cấp bách đầu tư cải tạo Quốc lộ 6, đoạn Ba La
- ·Bình Định đón thêm một dự án năng lượng triệu USD
- ·Lãnh đạo Thừa Thiên Huế xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Đường sắt cao tốc Bắc
- ·Chậm giải ngân, nền kinh tế trả giá
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người lao động tránh bẫy “tín dụng đen”
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Hà Nội xin cơ chế đặc thù để xây nhiều cầu vượt sông Hồng, sông Đuống
- ·Đấu thầu bảo trì sửa chữa đường bộ: Nới định mức, tăng quy mô
- ·Hứa hẹn “hàng khủng”, vốn FDI sẽ đột phá
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·First Solar tái khởi động dự án tỷ đô tại TP.HCM
- ·Hướng dẫn doanh nghiệp gỡ khó trong phòng cháy chữa cháy
- ·Thứ trưởng Bộ Giao thông: Sẽ đấu thầu dự án BOT giao thông
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Xây trụ sở quỹ tín dụng 100% vốn tư nhân có phải tuân theo Luật Đấu thầu
- ·Lắp đặt dải phân cách cứng phân luồng tại điểm giao thông phức tạp
- ·Nhấn mạnh đến chất lượng tăng trưởng kinh tế
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Bổ sung tuyến Hòa Bình
- ·Giao kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2017 đợt 2
- ·Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực ga Hà Nội: Tóm lại là cần gì?
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·[Infographic] Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh
- ·Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- ·Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024
- ·Chắt chiu từng cơ hội cho tăng trưởng GDP
- ·Bến Tre: Đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Phú Thuận
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Chấn chỉnh công tác giữ gìn an ninh trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh
- ·Đường ngập vì… hố ga bị bịt kín!
- ·Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 khát vốn
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Hoàn thành duy tu, sửa chữa tuyến đường vào trường THCS Phú Hòa trước khai giảng