Nghị định số 111 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi,ầnquảnlchấtlượkết quả c2 lượt đi bổ sung một số điều Nghị định số 43 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 15-2-2022, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa, và bảo vệ người quyền lợi của người tiêu dùng. Nhãn hàng hóa ngày càng được người tiêu dùng quan tâm khi chọn mua thực phẩm và các loại hàng hóa khác. Chất lượng hàng hóa luôn được người tiêu dùng quan tâm Chất lượng là yêu cầu tiên quyết của mỗi người tiêu dùng khi chọn mua và sử dụng hàng hóa. Tuy nhiên, đó không phải là điều dễ nhìn nhận, đánh giá. Hiện nay, đa số người tiêu dùng đều tìm hiểu, chọn mua sản phẩm thông qua nhãn hàng hóa. Do đó, nhãn hàng hóa trở thành một yếu tố quan trọng để thể hiện chất lượng sản phẩm, tạo dựng lòng tin với người tiêu dùng. Đến một siêu thị trên địa bàn thành phố Vị Thanh để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm sử dụng trong gia đình, bà Trần Thị Huyền Trâm, ở khu vực 5, phường VII, cẩn thận xem nhãn của từng món hàng. Đó là thói quen khi mua hàng của bà trong suốt nhiều năm qua, nhất là đối với những loại hàng mới. Theo bà Trâm: “Nhãn hàng hóa là cách duy nhất giúp tôi biết được thành phần, nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm. Vậy nên tôi phải xem kỹ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với gia đình mình. Việc này giúp tôi phần nào an tâm khi mua hàng, nhất là các loại thực phẩm cho gia đình sử dụng để tốt cho sức khỏe”. Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, thời gian qua, công tác quản lý chất lượng hàng hóa luôn được Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ quan tâm, đẩy mạnh. Năm 2021, chi cục đã chủ trì một cuộc kiểm tra và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện 8 cuộc kiểm tra về chất lượng hàng hóa, trong đó có kiểm tra chất lượng qua nhãn hàng hóa. Đồng thời, quản lý và hướng dẫn việc ghi nhãn hàng hóa của một số cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Ông Lý Hùng Phương, Chi cục Trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cho biết: “Thông qua các cuộc kiểm tra, chúng tôi đã hướng dẫn trực tiếp cho các doanh nghiệp, cơ sở thực hiện các quy định để đảm bảo chất lượng hàng hóa, trong đó có việc ghi nhãn hàng hóa. Chúng tôi còn tuyên truyền các quy định này qua các cơ quan báo, đài. Đối với các sở, ngành có vướng mắc trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng tích cực phối hợp để giải đáp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo chất lượng hàng hóa”. Nâng cao hiệu quả quản lý Có thể thấy, việc quản lý chất lượng hàng hóa là một điều không hề dễ dàng, nhất là khi nhãn hàng hóa không được thể hiện rõ ràng, đúng quy định. Đặc biệt là có những trường hợp cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở để thực hiện các hành vi gian lận, đánh lừa người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm. Anh Nguyễn Hoàng Hiếu, ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Khi muốn mua một sản phẩm nào đó, tôi thường chọn những nơi có uy tín và mua những sản phẩm có thương hiệu. Vì ngoài thị trường bây giờ có nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém mà nhãn hàng hóa thì lại ghi không rõ ràng nên rất khó để chọn lựa”. Do đó, để đảm bảo tính trung thực, chính xác, đúng quy định trong việc ghi nhãn hàng hóa, ngày 9-12-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43 ngày 14-4-2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Theo đó, một số điều, khoản thuộc Nghị định số 43 sẽ được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Nghị định số 111 quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về ghi nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, so với hiện hành, nghị định bổ sung hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu sẽ thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử đối với những trường hợp hàng hóa không đủ diện tích để thể hiện tất cả nội dung bắt buộc ghi trên nhãn. Nghị định cho phép các doanh nghiệp tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình tại Điều 15 về xuất xứ hàng hóa. Nghị định nêu rõ: “Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa được thể hiện bằng một trong các cụm từ hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa, như sau: “Lắp ráp tại”, “đóng chai tại”, “phối trộn tại”, “hoàn tất tại”, “đóng gói tại”, “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt”. Ngoài ra, nhiều điều, khoản khác cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình hiện nay. Theo ông Lý Hùng Phương, Chi cục Trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng: “Nghị định số 111 của Chính phủ ra đời đã khắc phục những điểm hạn chế của Nghị định số 43, phát sinh trong quá trình thực hiện. Nghị định này khắc phục được tình trạng không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và góp phần ngăn chặn các hành vi gian lận. Qua đó, giúp cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý và xử lý các hành vi vi phạm về nhãn. Những nội dung mới của nghị định này sẽ được chúng tôi phổ biến trong thời gian tới”. Nghị định số 111 của Chính phủ sẽ có hiệu lực từ ngày 15-2-2022. Triển khai Nghị định sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Bài, ảnh: ĐANG THƯ |