VHM khiến thị trường xáo trộn
Thị trường hôm nay không quá yếu,Áplựcxảhàngvẫnlớlịch c2 châu âu nhưng cũng không đủ mạnh để tạo nên sự thay đổi. Phần lớn thời gian trong ngày VN-Index đánh võng quanh tham chiếu mà không thể đột biến được. Nguyên nhân chính là các blue-chips yếu tớ, một vài mã tăng khá thì lại bị triệt tiêu về điểm số của các trụ lớn như VHM.
VHM là mã khiến thị trường xáo trộn nhiều nhất phiên này. Hai phiên trước, VHM bị bán tháo cực lớn, bốch"hơi hơn" 7,5% giá trị. Lực bán bí ẩn gây áp lực khiến nhà đầu tư mua vào đều bị nhấn chìm. Hôm nay ngay từ đầu phiên VHM đã sụt giảm mạnh. Tuy vậy, một chút bất ngờ diễn ra về cuối phiên.
Cổ phiếu này đột ngột được mua rất mạnh trong vài phút ngắn ngủi. Tuy thời gian không nhiều, nhưng với khối lượng mua tới gần 1,5 triệu cổ phiếu dồn vào, tạo sức cầu đột biến. VHM bật tăng giá thất thường, từ chỗ giảm 1,8% so với tham chiếu, cổ phiếu này vùng tăng 2,25%. Diễn biến chớp nhoáng này có tác động mạnh tới VN-Index vì vốn hóa của VHM rất cao. VN-Index tăng vọt lên 1.370,5 điểm, trên tham chiếu 0,54%, trước khi VHM lại bị xả lớn trở lại.
Có thể nói biến động tại VHM gần như trùng khớp với biến động của VN-Index. Thanh khoản của VHM cũng tới trên 2.566 tỷ đồng, chiếm khoảng 11,4% toàn sàn HoSE. Hôm nay lòng tham xuất hiện ở cổ phiếu này vì giá giảm rất nhanh trong vài ngày. Ở điểm thấp nhất, VHM chỉ còn 107.900 đồng, tức là tương đương mặt bằng giá cuối tháng 7, thời điểm trước khi giá bùng nổ kiểm định đỉnh cao lịch sử.
VHM đóng cửa giảm 0,9% tiếp tục gây sức ép lớn lên chỉ số. VIC giảm 1,10%, TCB giảm 0,94%, BID giảm 0,7%, SSI giảm 1,79% cũng có ảnh hưởng mạnh. VN30-Index đóng cửa giảm 0,31% và chỉ có 11 cổ phiếu tăng giá so với 16 cổ phiếu giảm giá. Rõ ràng là nhóm blue-chips tỏ ra đuối sức đáng kể phiên này.
Riêng với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đà tăng giá cũng không đồng đều. Dòng tiền đầu cơ cũng chỉ có thể chọn lọc một số cổ phiếu. Khoảng 17 mã kịch trần hôm nay có nhiều mã thanh khoản rất tốt như HAX, JVC, TDG, VIX, APG, REE, HID, TGG khớp hàng triệu cổ phiếu.
Áp lực kiềm chế đà tăng
Đây không phải phiên đầu tiên thị trường diễn biến kiểu tăng trước giảm sau. Hôm qua thị trường còn tăng tốt hơn, thậm chí chớm vượt đỉnh tuần trước rồi mới quay đầu giảm. Nhìn lại tuần trước, VN-Index tạo đỉnh ngắn hạn đầu tiên cũng tương tự như vậy: VN-Index trải qua hai phiên tăng trước giảm sau.
Đằng sau diễn biến này là hành động giao dịch của nhà đầu tư. Thị trường tăng tốt cũng đồng nghĩa với nhà đầu cơ ngắn hạn đang có lãi, trong khi nhà đầu tư bị lỗ tháng 7 hoàn vốn hoặc lời nhẹ. Các nhà đầu tư sẽ có lý do để quan tâm tới việc bán ra vì ngay cả khi thị trường tiếp tục tăng thì khả năng vượt đỉnh lịch sử lúc này là thấp. Nếu “đoạn tăng” còn lại không nhiều thì việc bán dần là điều dễ hiểu. Thời điểm bán tốt nhất là các nhịp tăng giá trong phiên.
Hôm nay thanh khoản hai sàn suy yếu nhẹ khoảng 9% so với hôm qua, trong đó sàn HoSE giảm 8%. Tuy vậy mức giao dịch 28.597 tỷ đồng (cả thỏa thuận) hay 26.467 tỷ đồng (riêng khớp lệnh) vẫn là con số lớn. Tuần trước mức giao dịch trung bình là 25.700 tỷ đồng/phiên (không tính thỏa thuận). Như vậy thị trường đang trong giai đoạn thanh khoản khá lớn. Nhà đầu tư đang đổ tiền vào thị trường ở quy mô không bằng thời điểm ở đỉnh, nhưng cũng lớn hơn bất kỳ giai đoạn nào kể từ chạm đáy ngắn hạn giữa tháng 7.
Với lượng vốn vào khá dồi dào, thị trường vẫn đang gặp khó khăn trong gần 3 tuần nay. Kể từ phiên đột biến mạnh ngày 9/8 VN-Index tăng 1,4%, không có phiên nào chỉ số tăng được trên 1% nữa. Vì vậy có khả năng đây là vùng giá mà cung cầu đã cân bằng. Nếu thị trường muốn đi tiếp cao hơn, dòng tiền phải lớn hơn. Ngược lại, nếu nhà đầu tư muốn chốt lời nhiều hơn, dần dần lượng tiền sẽ lại bị mắc kẹt vào cổ phiếu giống như các đỉnh trước.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
22.549 tỷ đồng (-8%) | 641,7 triệu (-12%) | 3.918 tỷ đồng (-14%) | 147,9 triệu (-12%) |
Khánh Nhi