当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kèo bologna】Chuyện về loài dơi khổng lồ, heo 5 móng tại Chùa Dơi

Chùa Dơi (hay chùa Mahatup,ệnvềloàidơikhổnglồheomóngtạiChùaDơkèo bologna chùa Mã Tộc) toạ lạc tại phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Ngôi chùa gắn liền với tín ngưỡng của người Khmer đã trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.

Theo các vị cao niên, tại vùng đất này từng diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào nông dân nổi dậy chống thực dân phong kiến. Ở nơi khác cũng diễn ra các trận chiến ác liệt nhưng đều thất bại, chỉ có vùng đất ở chùa Dơi giành chiến thắng và sau đó người dân tập trung về đây sinh sống. Từ đó, họ tin đây là vùng đất lành, nên dựng cột xây chùa thờ Phật.

Chánh điện chùa Dơi được xây mới sau vụ hoả hoạn năm 2007. Ảnh: Trần Tuyên

Theo thư tịch cổ, chùa được khởi công xây dựng từ năm 1569, do ông Thạch Út đứng ra xây dựng và đã trải qua 19 đời Đại Đức. Từ trước đến nay, chùa được trùng tu nhiều lần. Sau lần hoả hoạn vào năm 2007, chánh điện chùa được phục dựng, khánh thành năm 2010.

Nơi cư ngụ của loài dơi khổng lồ

Thượng toạ Lâm Tố Linh, phó trụ trì chùa cho biết, ở Sóc Trăng có đến hàng trăm ngôi chùa, chùa nào cũng có nhiều cây xanh như chùa Dơi, nhưng không hiểu vì lý do gì mà loài dơi chỉ trú ngụ ở ngôi chùa này, các chùa khác tuyệt nhiên không có con nào.

Dơi ở chùa được đánh giá là loài dơi quý hiếm, trọng lượng trung bình mỗi con từ 0,5kg đến trên 1kg, sải cánh rộng từ 1-1,5m (cá biệt có con nặng đến 1,5kg, sải cánh dài khoảng 2m), tốc độ bay tối đa có thể lên đến 50-60km/h.

Ảnh tư liệu tại chùa.

“Giống dơi này có 2 chân, mỗi bàn chân có 5 ngón và có móc nhọn cong như móc câu, trên bả vai mỗi cánh có một lưỡi móc, chúng không đứng đậu mà dùng hai chân móc lấy cành cây quay lộn đầu xuống treo mình lủng lẳng”, phó trụ trì chùa nói thêm.

Dơi sinh sản vào đầu tháng 5. Khi sắp sinh con, dơi mẹ một cánh móc lấy nhánh cây, một cánh đỡ lấy con ôm vào lồng ngực. Khoảng 3 - 4 tháng cứ ôm con như vậy, lúc dơi con biết bay thì tự đi kiếm ăn.

Ban ngày, dơi treo ngược mình trên những ngọn cây dầu, cây sao trong khuôn viên chùa. Ảnh: Trần Tuyên

Thượng toạ Lâm Tố Linh tâm sự, khoảng 20 năm trở lại đây, dơi về ngày càng thưa thớt, trong khuôn viên chùa chỉ có một khu vực nhỏ còn dơi cư ngụ.

Những thân cây dầu, cây sao trong khu vực này vẫn vắt vẻo dơi treo ngược mình ban ngày. Nhưng cảnh chen chúc nhau đậu thì không còn thấy nữa. Đứng trong sân chùa, phải cố gắng lắm mới nghe được tiếng dơi.

Số lượng dơi suy giảm nghiêm trọng bởi nạn săn bắt. Ảnh: Trần Tuyên

Một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm đó là nạn săn bắt dơi làm thịt. Dơi bay đi kiếm ăn vào ban đêm, các tay săn bắt giăng lưới ở các vườn cây ăn trái để bắt dơi bán cho các quán nhậu.

Những ngôi mộ bí ẩn 

Ngoài dơi, những câu chuyện truyền tai về loài heo 5 móng khiến ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng càng chìm đắm trong sắc màu bí ẩn, khách tham quan không khỏi tò mò.

Những ngôi mộ heo 5 móng thu hút sự tò mò của du khách tới tham quan chùa Dơi. Ảnh: Trần Tuyên

Phó trụ trì chùa kể, loài heo bình thường chỉ có 4 móng. Với heo 5 móng, người Nam Bộ không dám nuôi, bán hay xẻ thịt. Họ tin rằng heo 5 móng là “cốt tinh” của con người, gia đình nào nuôi sẽ gặp vận xui vì bị con heo "thành tinh" này quấy phá.

Cũng bởi lý do đó nên heo 5 móng được người dân gửi vào chùa Dơi nhờ trông nom, chăm sóc đến khi chết thì hoả táng, làm mộ chôn. Về sau, chùa Dơi không nhận nuôi heo 5 móng do ảnh hưởng đến cảnh quan. 

Ngôi chùa đặc biệt ở Thanh Hoá, mỗi ngày có đàn khỉ hoang rủ nhau về

Ngôi chùa đặc biệt ở Thanh Hoá, mỗi ngày có đàn khỉ hoang rủ nhau về

Để bầy khỉ hoang không bị đói, hàng ngày Đại đức Thích Tĩnh Hải, trụ trì chùa Linh Ứng, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) mang cả yến ngô để cho bầy khỉ xuống ăn.

分享到: