游客发表
发帖时间:2025-01-10 20:01:34
Mỗi năm khi bước vào mùa thu hoạch lúa,ứnngdnvứtbỏthuvềtiềntriệ10h10 ý nghĩa thương lái ở khắp nơi tìm đến tận ruộng để thu mua rơm ngoài đồng, nông dân nhờ đó mà có thêm thu nhập.
Thương lái thu mua rơm sau thu hoạch lúa làm sạch ruộng đồng, có lợi cho nông dân.
Hiện nay, nhiều cánh đồng lúa Đông xuân của bà con nông dân ở thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ đã bước vào vụ thu hoạch rộ, đây cũng là lúc thương lái nhiều nơi tìm vào tận ruộng thu mua rơm của nông dân với số lượng không giới hạn. Anh Sáu Đực, ở xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, cho biết hiện rơm tươi ngoài đồng được thương lái vào tận ruộng thu mua với giá từ 120.000-150.000 đồng/công, tùy theo đường vận chuyển xa hay gần và lượng rơm trên ruộng nhiều hay ít. Anh Đực cũng cho biết thêm nếu như những năm trước đây, sau vụ thu hoạch, một số nông dân thường có thói quen đốt rơm rạ chuẩn bị cho vụ mới. Giờ thì phần nhiều nông dân cũng ý thức được việc đốt đồng “lợi ít, hại nhiều”, bởi khi đốt khói rơm khuếch tán bay mù mịt, gây ô nhiễm môi trường. Từ đó, sau khi thu hoạch lúa, nhiều nông dân chuyển sang thu rơm bán lấy tiền trả công cắt lúa hay dùng cho chi phí khác có lợi hơn.
Anh Bùi Công Tạo, ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, có nhiều năm làm nghề mua bán rơm tươi cho hay: “Nếu như rơm rạ trước đây được coi là thứ bỏ đi thì nay là nguồn phụ phẩm nông nghiệp có ích cho nhiều người. Thường thì rơm được sử dụng trong mục đích làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, rơm còn là nguồn nguyên liệu không thể thiếu của người làm nghề trồng nấm, trồng cây ăn trái, trồng rẫy dưa, cải, cà… để che đậy ủ ẩm cho cây trồng”. Với nhu cầu tiêu thụ thường xuyên và khá lớn nên việc mua bán rơm rất thuận tiện, một ngày anh Tạo có thể mua được từ 5-10ha rơm, giá từ 1,2-1,5 triệu đồng/ha.
Anh Tạo cho biết rơm mua về anh bán lại cho người nuôi trâu bò, người trồng thanh long, người chất nấm, trồng cây rau màu ở nhiều tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, có khi còn ra tới một số tỉnh miền Đông Nam bộ, với số lượng hàng trăm tấn rơm mỗi năm. Cứ mỗi độ mùa gặt đến, anh và nhóm bạn rong ruổi đi nhiều nơi để mua rơm, nhưng xem ra công việc của những năm đầu không hề đơn giản do nhiều nông dân còn giữ thói quen đốt đồng nên không chịu bán rơm. Nhờ có chút kinh nghiệm làm nông, anh đưa ra nhiều dẫn chứng cho nhiều nông dân hiểu rõ hơn về tác hại của thói quen đốt đồng ngoài gây ô nhiễm môi trường, còn làm mất dần chất hữu cơ trong đất. Còn nếu như để rơm lại trên đồng rồi cày xới, vùi rơm xuống đất sẽ gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa ở vụ sau nếu không đảm bảo thời gian cách ly phù hợp. Thay vì đốt bỏ đi, nhà nông nên tận dụng nguồn phụ phẩm này dùng làm thức ăn nuôi trâu bò, hay làm nguyên liệu trồng nấm rơm, làm phân ủ trồng cây rau màu, nuôi trùn quế… sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.
Phần đông những thương lái mua rơm mà tôi thường gặp, họ nói quen biết khá nhiều người đang công tác trong ngành nông nghiệp và môi trường đều có chung một nhận định là sản lượng lúa hàng năm ở khu vực ĐBSCL khá lớn. Nếu tính trung bình trong 1 tấn lúa hạt ngoài đồng thì khả năng có khoảng 500-600kg rơm sau khi thu hoạch. Cũng chính vì vậy, nếu so sánh với giá rơm thương lái thu mua trong thời điểm hiện tại là khoảng 200 đồng/kg thì số tiền bán rơm cũng không ít nếu toàn bộ số rơm trên ruộng đều được sử dụng đúng mục đích. Không những thế, việc sử dụng rơm trong chăn nuôi, trồng trọt cũng làm giảm bớt ô nhiễm môi trường do thói quen đốt đồng. Vì vậy, nông dân mình cũng cần nghiên cứu sử dụng rơm rạ sau vụ mùa cho hợp lý, đừng để làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều người.
Bài, ảnh: QUANG HẢI
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接