游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:57:33
Lê Thị Hải bên tác phẩm Dừng chân ven đường |
Kỳ công
Hoạ sĩ Hà Văn Chước,êThịHảiduyênnghiệptranhlụkết quả trận zenit Phó Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Huế cho biết: “Hiện ở Huế còn rất ít hoạ sĩ tiếp tục bám và sáng tác trên chất liệu lụa vì điều kiện khí hậu ở Huế quá ẩm, khó bảo quản tranh lụa; riêng Lê Thị Hải vẫn đam mê và tiếp tục theo đuổi dòng tranh lụa là điều đáng trân trọng. Hải là hoạ sĩ trẻ đang từng bước tiến đến thành công trong nghệ thuật”. Theo hoạ sĩ Hà Văn Chước, từ năm 1986 - 1987 trở về trước, các hoạ sĩ châu Âu rất mê tranh lụa Việt Nam nên số lượng hoạ sĩ Việt Nam theo tranh lụa nhiều nhưng giờ đã bão hoà, nhiều hoạ sĩ sáng tác tranh lụa trước đây giờ đã chuyển sang chất liệu khác.
Tác phẩm Hoà âm |
Lê Thị Hải quê ở Đông Hà, Quảng Trị. Mê vẽ và tranh lụa từ nhỏ, Hải quyết định vào Huế ở trọ để có thể học vẽ và thi vào Trường đại học Nghệ thuật Huế. Ngành mà cô chọn là ngành lụa, Khoa Hội hoạ vì theo Hải, chỉ có tranh lụa mới hợp với lối vẽ vờn và tính cách của cô. “Một phụ nữ vẽ lụa như chăm một đứa con, phải yêu thương nó mới đặt bút vẽ được. Vẽ tranh lụa cần tính tỉ mỉ và kiên trì, vẽ một lớp phải đợi khô mới vẽ tiếp lớp khác chồng lên. Một bức tranh lụa tới độ “no” phải vẽ 40 - 50 lớp như vậy. Người nào tính tình nóng nảy thì không thể vẽ tranh lụa, vì phải hết sức giữ gìn, nâng niu và luôn cẩn thận. Tranh lụa quý vì vẽ mất công và thời gian hơn so với các loại tranh khác, một bức có khi 1-2 tháng, có những bức lớn phải làm tới 4 tháng. Tranh lụa khó sáng tác, khó “ăn” thị trường, mất nhiều thời gian và một bức lụa không vẽ lại được lần thứ hai”, Hải cho hay.
Tác phẩm Hoàng hôn trên kinh đô |
“Nhiều người đã có những phá cách trong kỹ thuật vẽ tranh lụa thì Hải vẫn bám dòng tranh lụa với kỹ thuật vẽ truyền thống. Với lối vẽ này, người hoạ sĩ phải nhuộm từng lớp màu, phải lên nhiều lớp thì độ bám, độ chuyển màu, độ sâu màu mới có được và ngay độ trong của màu cũng phải bảo đảm. Điều này đòi hỏi hoạ sĩ phải kỳ công, mất nhiều thời gian. Đây chính là ưu điểm và điều tôi ấn tượng ở Hải”, hoạ sĩ Hà Văn Chước nói.
Tác phẩm Hương sen |
Giữ lửa đam mê