【cup quốc gia nga】Kho bạc Nhà nước: Quản lý chặt chẽ chứng thư số để đảm bảo an toàn trong giao dịch điện tử
Để ngăn chặn tình trạng này và để tránh thất thoát ngân sách nhà nước,ạcNhànướcQuảnlýchặtchẽchứngthưsốđểđảmbảoantoàntronggiaodịchđiệntửcup quốc gia nga Kho bạc Nhà nước đang đẩy mạnh việc quản lý chứng thư số trong giao dịch điện tử.
Chấp hành nghiêm việc quản lý chứng thư số
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (KBNN) theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, ngoài việc tập trung triển khai thực hiện Nghị định 11/2020/NĐ- CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN, KBNN đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch với các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) bằng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).
Đến nay, hệ thống DVCTT của KBNN đã hoàn thành kết nối 100% đơn vị SDNS thuộc đối tượng bắt buộc giao dịch qua DVCTT. Điều này đã tạo nhiều thuận lợi cho các đơn vị quản lý và SDNS vì các giao dịch đều được thực hiện nhanh chóng, minh bạch, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Trong thời gian tới, KBNN sẽ sớm hoàn thiện nhiều công năng, tiện ích trên DVCTT, vừa tạo thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị quản lý và SDNS, vừa tiến tới số hóa kho bạc trong mọi hoạt động nghiệp vụ.
Tuy nhiên, trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những ưu điểm vượt trội vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cao như bị “hack” thông tin nếu như việc bảo mật không được đảm bảo. Hơn nữa, rủi ro thường xảy ra khi các đơn vị SDNS không thực hiện nghiêm việc quản lý chứng thư số, chữ ký số, tài khoản chương trình DVCTT. Đơn cử như nhiều chủ tài khoản (thường là thủ trưởng đơn vị SDNS) vì lý do bận công việc, không có thời gian nên giao luôn mã pin, chứng thư số, chữ ký số cho kế toán trưởng hoặc là người đại diện (không được phép ủy quyền). Đáng chú ý, nhiều chủ tài khoản không quen sử dụng máy tính nên giao toàn bộ chứng thư số, mã pin cho người khác không đúng quy định, hoặc nhờ người khác sử dụng chứng thư số của mình ký hộ giao dịch thanh toán trong hoạt động tài chính. Ngoài ra, còn có trường hợp do chủ quan, các chủ tài khoản để lộ thông tin về mã pin, không bảo quản chứng thư số đúng quy định, nhất là thường xuyên cài, cắm chứng thư số trên máy tính cá nhân, không thoát khỏi chương trình DVCTT sau khi kết thúc công việc… Lợi dụng sơ hở này, các đối tượng xấu có điều kiện tìm cách biển thủ công quỹ, làm thất thoát tiền của NSNN.
Tổng hợp từ thực tế trong nhiều năm qua, đã có nhiều vụ thất thoát tiền và tài sản nhà nước của các đơn vị quản lý và SDNS từ việc ủy thác, ủy quyền việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số và mật khẩu không đúng quy định pháp luật trong giao dịch điện tử.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ rủi ro trong hoạt động quản lý quỹ NSNN, KBNN đã có công văn gửi các đơn vị KBNN địa phương yêu cầu các đơn vị quản lý và SDNS thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao theo từng chức vụ và vị trí công tác. Đồng thời, quán triệt đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm chuyên môn kế toán NSNN thực hiện đúng chức năng, phạm vi quyền hạn của mình, tuân thủ nghiêm quy trình kế toán, chi ngân sách từ nguồn vốn NSNN.
Bên cạnh đó, KBNN cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị SDNS cần chú trọng, xem xét kỹ lưỡng quy trình đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản hàng tháng với cơ quan KBNN. Nếu phát hiện ra tính bất hợp lý cần kịp thời liên hệ ngay với KBNN nơi giao dịch để xem xét cụ thể. Đồng thời, các chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông tin đăng ký giao dịch trên hệ thống DVCTT của KBNN, đặc biệt là thông tin về email nhận thông báo từ kho bạc.
Toàn hệ thống kho bạc nhà nước vào cuộc
Quyết tâm xây dựng một nền tài chính quốc gia lành mạnh, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt, không để thất thoát nguồn NSNN, toàn hệ thống KBNN đã vào cuộc “cảnh báo rủi ro”.
Bà Trần Thị Khánh Trinh, Trưởng phòng Kế toán Nhà nước, KBNN Ninh Thuận cho biết, DVCTT mức độ 4 đã được triển khai đến 100% đơn vị SDNS thuộc đối tượng bắt buộc trên địa bàn. Với 757 đơn vị SDNS và chứng từ chi qua DVCTT mỗi tháng trên 10.000 giao dịch, tháng cao điểm gần 20.000 giao dịch đã góp phần cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị SDNS, giảm thời gian đi lại, giảm chi phí hoạt động cho các đơn vị trong giao dịch với Kho bạc. Tuy nhiên, đi cùng với sự thuận lợi thì nguy cơ về rủi ro cũng tăng cao. Do đó, KBNN Ninh Thuận đã có công văn về tăng cường quản lý chứng thư số trong giao dịch với KBNN gửi cho các đơn vị SDNS và chủ đầu tư.
Tại công văn này, KBNN Ninh Thuận đã khuyến cáo thủ trưởng các đơn vị SDNS quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số, tài khoản chương trình DVCTT được cấp để giao dịch gửi hồ sơ kiểm soát chi NSNN qua hệ thống DVCTT của KBNN đảm bảo chặt chẽ theo các quy định hiện hành.
Thủ trưởng các đơn vị SDNS, chủ đầu tư tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giao chữ ký số, chứng thư số, tài khoản chương trình DVCTT của mình được cấp cho người khác quản lý, để lộ thông tin về chứng thư số, tài khoản đăng nhập (mã đăng nhập và mật khẩu) của các thành viên trong đơn vị trên hệ thống DVCTT của KBNN. Các đơn vị SDNS, chủ đầu tư chịu trách nhiệm hoàn toàn về các thông tin đăng ký giao dịch trên hệ thống DVCTT của KBNN (đặc biệt là thông tin về email nhận thông báo từ hệ thống).
DVCTT của KBNN cũng được các đơn vị SDNS tại Quảng Nam đánh giá cao khi đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng giảm hồ sơ, giảm thủ tục giấy tờ, giảm đầu mối giao nhận hồ sơ, giảm giao dịch trực tiếp với khách hàng… Tuy nhiên theo báo cáo tại KBNN Quảng Nam, trong quá trình thực hiện, một số ít đơn vị SDNS tham gia DVCTT vẫn còn chủ quan, không thực hiện nghiêm quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính nên dễ dẫn đến các vi phạm về quản lý và sử dụng NSNN.
Theo đó, KBNN Quảng Nam cũng khuyến nghị các đơn vị SDNS phải thực hiện nghiêm các quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Đặc biệt, để giao dịch qua DVCTT được thông suốt, giảm tình trạng tắc nghẽn, gây mất an toàn trong giao dịch, KBNN Quảng Nam đã đề nghị các đơn vị SDNS cần thuê bao gói cước có dung lượng lớn; trang bị máy tính cấu hình cao và phải thoát khỏi ứng dụng khi không còn tham gia ký số trên chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính.
Với các khuyến cáo đưa đến cho các đơn vị SDNS, KBNN đang kêu gọi các cá nhân, tổ chức cùng phối hợp để việc quản lý quỹ NSNN được minh bạch, an toàn và hiệu quả hơn. Đây cũng chính là mong muốn của KBNN trong việc thực hiện nghiêm quy trình, quy định về giao dịch điện tử với KBNN qua DVCTT.
Triển khai ứng dụng cảnh báo rủi ro trên phạm vi rộng Từ tháng 8/2019, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã triển khai ứng dụng cảnh báo rủi ro trên phạm vi rộng. Ứng dụng đã cung cấp thêm kênh thông tin trực tuyến qua thiết bị di động thông báo cho khách hàng về: Tình hình biến động số dư tài khoản của đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN; trạng thái xử lý giao nhận hồ sơ, chứng từ yêu cầu thanh toán, giấy rút tiền mặt của đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình giao dịch với KBNN. Đồng thời, bổ sung thêm quy trình quản lý giao nhận hồ sơ trực tiếp - đây là chức năng được gắn kết chặt chẽ với hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ công chức nghiệp vụ kho bạc in phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đối với các hồ sơ nộp trực tiếp tại trụ sở đơn vị KBNN. |
Vân Hà
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/677b799061.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。