【kết quả vòng loại vô địch châu âu】Tận dụng chính sách hỗ trợ, khôi phục sản xuất kinh doanh

时间:2025-01-10 14:44:58来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Giúp doanh nghiệp sớm trở lại “đường đua”
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp “vượt” dịch Covid-19 đang được triển khai như thế nào?ậndụngchínhsáchhỗtrợkhôiphụcsảnxuấkết quả vòng loại vô địch châu âu
Chủ tịch VCCI: Xác định cấp độ và lộ trình trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp lên kế hoạch khôi phục sản xuất
(Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Nguy cơ lớn từ đơn hàng đang rời đi

TS. Phạm Đình Thuý, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: GDP quý 3/2021 sẽ sụt giảm mạnh nhất từ trước đến nay

Trong quý 3/2021, khu vực doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế chịu tác động nặng nề nhất do tác động của dịch Covid-19. Ngành công nghiệp 3 tháng liên tiếp suy giảm, tăng trưởng ngành công nghiệp tháng 4 tăng hơn 22%, nhưng giảm nhanh xuống 11% trong tháng 6, và -0,3% trong tháng 7, -7% trong tháng 8. Hiện nay chúng tôi chưa có số liệu về GDP quý 3 cũng như trong 9 tháng, nhưng có lẽ đây là quý sụt giảm nhất trong các quý từ trước đến nay.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel): Du lịch Việt Nam về con số 0

Trước đại dịch, doanh thu của Vietravel khoảng 7.000-8.000 tỷ đồng/năm, đến giờ này thì chúng tôi đang rất lo lắng không biết có đạt được khoảng 10% con số này hay không. Với ngành du lịch, Covid-19 là một cú đánh mạnh quá, vượt ra khỏi tất cả những gì từ trước đến nay ngành du lịch phải đối đầu, đẩy ngành du lịch Việt Nam về lại con số 0, trong khi đây là ngành kinh tế mũi nhọn mang đến 11% GDP. Hiện một số nước xung quanh đã mở lại du lịch, đặc biệt các nước châu Âu và Mỹ đang phục hồi khá nhanh do tỷ lệ tiêm chủng cao. Chúng tôi dự báo khả năng du lịch Việt Nam có thể mất hết năm 2021, chỉ có thể bắt đầu phục hồi vào tháng 1/2022.

Với các doanh nghiệp, oxy là dòng tiền, nhưng vấn đề là cung cấp bao nhiêu oxy mới đủ cho doanh nghiệp, nên Chính phủ cần lắp cho doanh nghiệp “máy thở” là cơ chế, chính sách trước rồi mới tính tiếp. Chính phủ phải coi doanh nghiệp là đối tác đồng hành.

Chi Mai (ghi)

Kết quả điều tra khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa thực hiện trong tháng 9/2021 trên gần 3.000 doanh nghiệp cho thấy, có gần 94% doanh nghiệp chịu tác động của đại dịch ở mức độ “hoàn toàn tiêu cực” và “phần lớn là tiêu cực”. Vì thế, hiện trung bình mỗi tháng, cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Điều đáng ngại là những con số nêu trên có thể còn nặng nề hơn, bởi 1-2 tháng qua, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, khiến thông tin hoạt động cũng như việc làm thủ tục của doanh nghiệp bị tạm ngừng.

Khảo sát của VCCI còn cho thấy, đại dịch đang khiến khoảng 61,8% doanh nghiệp khó tiếp cận khách hàng trong nước và quốc tế, trung bình doanh nghiệp chỉ còn cầm cự được khoảng 6 tháng.

Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam mới đây đã chia sẻ về thực trạng đơn hàng bị rút khỏi thị trường Việt Nam, nếu vào tháng 8 tỷ lệ này là 20%, thì chỉ sau 1 tháng đã tăng lên 40-50%. Nhiều nhãn hàng nổi tiếng đã rời khỏi Việt Nam để sang Trung Quốc, Indonesia… Trong khi đó, theo khảo sát của 4 Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là AmCham, EuroCham, Kocham và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, ít nhất 20% doanh nghiệp thành viên đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang quốc gia khác.

Rõ ràng, câu hỏi cho việc mở cửa nền kinh tế, khôi phục sản xuất không còn là “có hay không” nữa, mà đang phải là "làm thế nào?".

Phát biểu tại Hội nghị với doanh nghiệp mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định doanh nghiệp, Chính phủ đều thống nhất cao với chủ trương chuyển trạng thái từ “không Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới. Tuy nhiên đây là vấn đề mới nên Thủ tướng yêu cầu việc ban hành hướng dẫn mới phải thận trọng, lấy ý kiến nhiều bên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện dần.

Hỗ trợ “một đồng cũng quý”

Trước tác động của đại dịch, Việt Nam đang làm khá tốt công tác hỗ trợ doanh nghiệp, với việc đã và sẽ có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với 12 yêu cầu các bộ, ngành phải thực hiện ngay trong tháng 9.

Để tạo thuận lợi trong thủ tục thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã dự thảo Thông tư quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp phòng, chống dịch Covid-19; nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19. Dự thảo Thông tư đang được hoàn thiện để gửi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp.

Với các địa phương, sau một thời gian dài giãn cách và lúng túng trong công tác kiểm soát lưu thông hàng hóa, hiện cũng đã có nhiều cải thiện. Hơn 1 tuần qua, Hà Nội đã nới lỏng giãn cách, không thực hiện phân vùng xanh – đỏ như trước nên “sinh khí” đã trở lại với các doanh nghiệp Thủ đô.

Ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Aligro cho hay, doanh nghiệp đã tận dụng chính sách để đưa ra các giải pháp sáng tạo nhằm đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Nhờ có các giải pháp hỗ trợ để phục hồi sản xuất mà Thành phố đưa ra, doanh nghiệp lúc nào cũng sẵn sàng trở lại hoạt động bình thường, chú trọng vừa phát triển sản xuất kinh doanh, vừa phòng chống dịch an toàn.

Trong bối cảnh dòng tiền kinh doanh của không ít doanh nghiệp đã đứt đoạn thì tiết kiệm được “một đồng cũng quý”. Nhiều doanh nghiệp còn phản ánh về tình trạng đương đầu với cả “rừng chi phí”. Thế nên, các cơ quan quản lý đã liên tục chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp về giảm chi phí như: 5 lần giảm giá điện; giảm lãi suất cho vay nhiều lần với lũy kế chung lên tới 1,55%; giảm giá cước viễn thông; giảm mức đóng bảo hiểm xã hội; miễn tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội... Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch, trong đó có các giải pháp: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021; giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, miễn tiền chậm nộp.

Vào cuộc cần nhịp nhàng

Những chính sách trên cho thấy, các doanh nghiệp đang không “đơn độc”. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) cho rằng, cách ứng xử của Chính phủ, địa phương trong thời gian tới đối với doanh nghiệp sẽ như những “liều vắc xin” kịp thời, nhưng chiến lược “tiêm chủng” này nhanh hay chậm, bình đẳng hay không cần được đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, việc tận dụng chính sách và cơ chế như thế nào để phục hồi nhanh và mạnh vẫn là bài toán còn nhiều dấu hỏi, bởi hiện từ chính sách đến hành động thực tiễn, khoảng cách vẫn còn rất lớn.

Do đó, theo kiến nghị của VCCI, việc xây dựng các giải pháp tháo gỡ cần được xác định theo cấp độ và lộ trình thực hiện phù hợp. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định và phát triển trong điều kiện “bình thường mới” cần hướng tới mục tiêu: tái kết nối ổn định chuỗi cung ứng, tăng cường liên kết vùng; hỗ trợ thanh khoản, tín dụng chi phí thấp; chia sẻ gánh nặng chi phí phát sinh do tái tổ chức sản xuất; kích đầu tư, kích cầu tiêu dùng… Các chính sách liên quan đến hỗ trợ giảm, miễn một số loại thuế, phí, giãn nợ, phục hồi chuỗi cung ứng, mở rộng cơ chế để kích thích đầu tư, kích cầu tiêu dùng là những chính sách mang tính cấp bách, cần thực hiện ngay. Hơn nữa, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cần xác định tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên để phát huy hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, thúc đẩy giải ngân đầu tư công đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để tận dụng cơ hội tăng tính liên kết vùng kinh tế…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn nêu kiến nghị về giải pháp "hỗ trợ" cho các chính sách hỗ trợ được hiệu quả như: phải tăng kiểm tra tiến độ và hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ; thành lập một quỹ bảo đảm cho vay để tăng khả năng tiếp cận vốn ưu đãi; xem xét bổ sung gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức độ khoảng 4%/năm; tăng ít nhất 30% số lượng các thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức điện tử, không tiếp xúc; rút ngắn 1/3 thời hạn quy định cho các thủ tục hành chính; hỗ trợ đào tạo lao động, giới thiệu việc làm…

Đi cùng với tận dụng hiệu quả chính sách, các doanh nghiệp cũng phải chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp thông qua chuyển đổi số, cũng như nâng cao năng suất, sức cạnh tranh. Những vấn đề này cần sự vào cuộc tổng hòa, nhịp nhàng của nhiều bên với tinh thần và trách nhiệm cao nhất vì sự phát triển chung của nền kinh tế.

相关内容
推荐内容