Với chủ đề “Tạo động lực,ẽtạobướcđộtphávềthươngmạivàđầutưkq bundesliga 2 cùng xây dựng một tương lai tốt đẹp”, APEC 2017 sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển, thương mại và đầu tư trong lúc tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển biến phức tạp. Đó là nhận định của tờ “Tin tham khảo” (Thông tấn xã Lào) số ra mới đây.
Tờ “Tin tham khảo” cho rằng thế giới đang có sự thay đổi nhanh chóng, thách thức ngày một gia tăng. Theo thống kê năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất sau khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009, chỉ đạt 2,2%. Bên cạnh đó, kết quả của toàn cầu hóa không tạo cân bằng giữa các khu vực, khiến xu hướng phản đối thương mại tự do gia tăng tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tại các nền kinh tế lớn ở châu Mỹ và châu Âu. Các nước có xu hướng sử dụng chính sách quản lý, trong khi kinh tế thế giới thiếu sự định hướng, chỉ đạo để ngăn chặn xu hướng phản đối kinh tế tự do. Vì vậy, chủ đề của năm APEC 2017 là “tạo động lực mới để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp”. Điều này cho thấy mong ước chung của 21 nền kinh tế thành viên APEC, tạo động lực tăng trưởng trong tình hình mới, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên ngày càng hiệu quả và đi vào thực chất trong điều kiện tình hình trong nước và quốc tế đang thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh các ưu tiên Việt Nam đặt trọng tâm là APEC 2017 thúc đẩy tiến trình phát triển, hợp tác trong APEC thực chất và hiệu quả hơn; hoàn thành các mục tiêu Bogor (xác định APEC là một khu vực tự do hóa thương mại và đầu tư năng động nhất); Việt Nam cùng với các nền kinh tế thành viên tập trung thúc đẩy tăng trưởng bền vững và đổi mới, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh; thúc đẩy sự đổi mới trong các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ trong thời đại kỹ thuật số, chủ yếu là các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý; tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách; tăng cường đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao năng lực tự chủ của cộng đồng APEC.
Những ưu tiên của APEC năm 2017 được Việt Nam đưa ra là những vấn đề mà tất cả các nền kinh tế thành viên đều quan tâm. Vì vậy, những ưu tiên này nhanh chóng nhận được sự nhất trí trong APEC. Có thể thấy rõ rằng, sau 2 lần khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc tìm kiếm động lực mới là điều quan trọng nhất, đó là nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý. Vì vậy, ý tưởng của Việt Nam về việc tổ chức hội nghị trao đổi về chính sách đối với các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý trong khuôn khổ APEC 2017 nhận được sự nhất trí và quan tâm của các thành viên APEC. Đây là bước đột phá mới, góp phần thúc đẩy vai trò tiếng nói của phụ nữ trong thời đại kỹ thuật số và trong việc phát triển doanh nghiệp.